Sảy thai ư? Đừng quá đau buồn, bạn vẫn có thể có con sau này

Sức Khỏe Thai Kỳ - 12/21/2024

Sảy thai hay việc mất mát em bé có thể là trải nghiệm đau thương nhất đối với một cặp vợ chồng và sẽ rất khó khăn khi phải đương đầu với chuyện đó thời gian về sau. Đó là một sự tổn thương to lớn và kinh khủng, hai vợ chồng cần được chăm sóc và tư vấn về việc có nên cố gắng lại hay không và khi nào thì thử lại.

Sảy thai ư? Đừng quá đau buồn, bạn vẫn có thể có con sau này

Thời điểm tốt nhất để có thai là khi nào?

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời vì đôi khi người phụ nữ rất muốn có thai trở lại nhưng một phần nào đó lại cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến toàn bộ quá trình mang thai. Không có câu trả lời đúng cho câu hỏi này vì đây là một quyết định mà các cặp vợ chồng cần phải thực hiện cùng nhau. Người phụ nữ có thể cần phải phục hồi về thể chất.

Sẽ là rất bình thường khi vừa có cảm giác hy vọng xen lẫn với sự băn khoăn đắn đo cũng như cảm giác háo hức mong chờ hòa vào sự lo lắng về lần mang thai tiếp theo. Sảy thai bao lâu thì có thể có thai lại? Việc tránh quan hệ tình dục được khuyến khích cho đến khi người vợ hoàn toàn ngừng chảy máu (băng huyết) để tránh nhiễm trùng và ít nhất nên chờ qua một chu kì kinh nguyệt trước khi bắt đầu tính đến chuyện có thai trở lại.

Đối với các trường hợp như mang thai ngoài tử cung, mang thai giả, có thai muộn hoặc sảy thai tái phát thì các bác sĩ có thể yêu cầu vợ chồng phải chờ lâu hơn.

Sảy thai ư? Đừng quá đau buồn, bạn vẫn có thể có con sau này

Nghĩ về việc mang thai lại sau khi bị sảy?

Bạn có thể cảm thấy lo lắng hoặc bối rối về nguyên nhân khiến thai bị sảy và khi nào nên có thai lại. Cảm giác băn khoăn và lo lắng về việc mang thai đó hoàn toàn bình thường nhất là sau khi bạn vừa bị sảy thai. Bạn có thể đắn đo về việc thụ thai lại cũng như nguy cơ tái phát, vì vậy việc đến gặp bác sĩ tư vấn trước khi thử lại là điều rất quan trọng.

https://Lily & WeCare.vn/song-khoe/me-va-be/5-bac-si-nam-mat-tay-chuyen-khoa-san-tai-ha-noi/

Các dấu hiệu sảy thai?

Sảy thai là hiện tượng thai kỳ mất đi trước tháng thứ 5. Hầu hết các nguyên nhân là do phôi thai không phát triển một cách bình thường.

Vấn đề với nhiễm sắc thể hay với gen của em bé thường là kết quả của các lỗi xảy ra một cách ngẫu nhiên khi phôi thai phát triển và cũng có vài lần là vấn đề di truyền thừa hưởng từ bố mẹ.

Đôi khi tình trạng sức khỏe của người phụ nữ cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai như mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát hay có các vấn đề về dạ con hoặc cổ tử cung. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân.

Có khoảng 10 - 20% các ca mang thai kết thúc với việc bị sảy thai.

Sảy thai ư? Đừng quá đau buồn, bạn vẫn có thể có con sau này

Liệu nguy cơ khác có không?

Thường thì sảy thai chỉ xảy ra một lần. Hầu hết phụ nữ đã bị sảy thai sẽ cải thiện sức khoẻ để có một thai kỳ khỏe mạnh sau khi bị sảy thai. Ít hơn 5% phụ nữ có hai lần sảy thai liên tiếp và chỉ có 1% là bị sảy thai ba hoặc nhiều lần liên tiếp.

Có xét nghiệm nào được khuyến khích thực hiện trước khi cố gắng mang thai sau khi bị sảy không?

Nếu bạn đã trải qua hơn hai lần sảy thai, cân nhắc việc làm xét nghiệm để xác định bất kỳ nguyên nhân nào trước khi bắt đầu mang thai một lần nữa.

- Xét nghiệm máu: Một mẫu máu được đánh giá là có thể giúp tìm ra bất kì vấn đề gì với hóc-môn hay hệ thống miễn dịch của bạn. Kiểm tra đường huyết và tuyến giáp cũng được khuyến khích.

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể:Hai vợ chồng có thể đều cần xét nghiệm máu để xác định xem có phải nhiễm sắc thể của một trong hai người là yếu tố gây ra sảy thai hay không. Nếu có thể, nhau thai cũng cần phải xét nghiệm.

- Siêu âm:Phương pháp siêu âm được sử dụng để phát hiện cấu trúc của tử cung có bất kỳ vấn đề nào có thể gây sảy thai hay không.

https://Lily & WeCare.vn/song-khoe/phong-va-chua-benh/kien-thuc-y-hoc/mot-so-luu-y-truoc-khi-lam-xet-nghiem-sieu-am-va-chup-xquang-ban-can-biet/

Sảy thai ư? Đừng quá đau buồn, bạn vẫn có thể có con sau này

Ngay cả khi không thể xác định được nguyên nhân bạn sảy thai, đừng đánh mất hy vọng. Khoảng 60 đến 70% phụ nữ bị sảy thai tái phát mà không giải thích được nguyên nhân đều có kỳ mang thai khỏe mạnh sau này.

Dr. Priyanka Mehta (*)

(Nguồn: www.practo.com)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!