Theo số liệu do Viện da liễu Việt Nam cung cấp, vào mùa mưa, đến 35% trẻ đến khám vì bệnh hăm tã. Vì vậy, phụ huynh nên chú ý phòng ngừa hơn cho con trong thời điểm mưa dài ngày.
Việt Nam là quốc gia có đặc trưng khí hậu ẩm ướt kéo dài, đây là môi trường thuận lợi dễ làm hăm da nói chung và hăm tã nói riêng. Mùa mưa là thời điểm ẩm ướt tăng cao nhất nên hăm tã rất dễ phát sinh.
Vào mùa mưa, mẹ sợ bé lạnh nên quấn tã thường xuyên để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ quấn tã lâu, các vi khuẩn có hại từ chất thải trong tã sẽ xâm nhập vào da bé. Các cạnh thô ráp của tã khi cọ xát liên tục với da sẽ gây trầy xước da, các vết trầy xước kết hợp với mồ hôi trên da sẽ là môi trường hấp dẫn cho hăm tã sinh sôi. Đồng thời, nhiều phụ huynh vì sợ con bị lạnh, nên sau khi vệ sinh xong liền vội vã quấn tã cho bé trong khi chưa lau khô nước trên da. Môi trường ẩm ướt, bí bức trong tã là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi.
Nguy cơ hăm tã gia tăng nên mẹ cần chú ý quan sát thật kỹ làn da mỏng manh hay thái độ hàng ngày của bé để tìm ra dấu hiệu của hăm tã ngay từ đầu. Những dấu hiệu hăm tã thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường là đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Thông thường hăm tã có 5 cấp độ, bắt đầu từ những vết ửng đỏ, căng da. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ (cấp độ 3). Da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ, là lúc bệnh đã đến cấp độ nghiêm trọng nhất. Hăm tã có thể trở nặng mà mẹ không phát hiện do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Do đó, phụ huynh cũng nên chủ động phòng tránh ngay từ đầu để hạn chế những thiệt hại không đáng có cho con yêu.
Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da mỏng manh của bé thiếu một 'lớp màng bảo vệ' vững chắc, nên các tác nhân gây hăm có thể dễ dàng tấn công. Để tạo 'lớp màng bảo vệ' còn thiếu này, mẹ nên bôi thuốc chống hăm trước mỗi lần quấn tã cho bé.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, thuốc bôi dạng mỡ có tác dụng trong việc hình thành 'lớp màng bảo vệ' cho da bé. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỷ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, vừa rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!