Mùa xuân trên đất nước Nhật Bản được đánh dấu bằng hàng ngàn bông hoa anh đào trắng và hồng bừng nở khắp nơi, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp tại các nơi cắm trại trên khắp quốc gia nổi tiếng yêu thiên nhiên này.
Tuy nhiên, hoa nở cũng khiến số người phải đeo khẩu trang và kính mắt để tránh bị phấn hoa làm sổ mũi và ngứa mắt tăng đột biến. Với nhiều người, đây chỉ là một sự bất tiện nho nhỏ, nhưng với một số người, dị ứng phấn hoa có thể gây nghẹt mũi, đau đầu và ho. Một số người thậm chí còn bị hen suyễn hoặc viêm phế quản vì phấn hoa.
Theo kết quả điều tra, cứ 4 người Nhật thì có một người bị dị ứng phấn hoa. Các hiệu thuốc luôn phải dự trữ khẩu trang y tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng đã tăng gấp 5 lần trong suốt thập kỷ qua của người dân, cùng với nhu cầu về kính mắt, giấy ăn và thuốc.
Phấn hoa phiền toái
Những bông hoa anh đào bị coi nguyên nhân gây bệnh sốt mùa hè, song phấn hoa của chúng lại được cho là lành tính như phấn của cỏ phẩn hương, phấn cây bulô, cỏ và các loại cây dại khác.
Cho tới thời điểm này, nguồn gây dị ứng lớn nhất lại là phấn của những cây gỗ từ các vùng rừng trồng thuộc chương trình trồng rừng trên khắp đất nước, một phần kế hoạch tái thiết lại Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai.
Phấn từ loại cây có tên sugi, một loài tuyết tùng Nhật Bản được trồng rộng rãi làm vật liệu xây dựng, được cho là nguyên nhân gây ra 70% các trường hợp dị ứng, tập trung trong khoảng tháng 3 và tháng 4. Tháng 5 sau đó còn có thêm phấn cây bách cũng góp phần khiến không khí khắp nơi đặc quánh.
Sau Thế chiến thứ hai, chính phủ Nhật Bản đã quyết định trồng hai loại cây trên để đáp ứng nhu cầu tăng cao về gỗ xây dựng. Nhưng chính sách tự do nhập khẩu gỗ ban hành năm 1964 đã khiến lượng gỗ trong nước ứ đọng. Nhiều rừng tuyết tùng bị bỏ hoang trong những thập kỷ tiếp theo mà không được khai thác hay trồng mới dẫn đến lượng phấn hoa gia tăng, và những hạt phấn hoa này có thể phát tán xa tới 300km.
Cây bắt đầu tăng cường sản sinh phấn hoa khi đạt độ tuổi trưởng thành là 30 năm, trong khi khoảng 70% các cây tuyết tùng trồng từ sau chiến tranh tính tới nay đã có tuổi thọ ngang bằng hoặc cao hơn.
Theo Bộ Lâm nghiệp Nhật Bản, diện tích trồng cây tuyết tùng thuộc cả sở hữu nhà nước và tư nhân chiếm 18% diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên của Nhật Bản. Diện tích trồng bách chiếm khoảng 10%.
Số ca dị ứng phấn hoa tại Nhật ngày càng tăng (Ảnh: Internet)
Loại bỏ các nhân tố gây dị ứng
Các biện pháp điều trị dị ứng phấn hoa đã có nhiều bước phát triển tiến bộ kể từ sau khi ca dị ứng đầu tiên được ghi nhận năm 1963. Biện pháp hàng đầu là 'miễn dịch dưới lưỡi' tức là đưa kháng nguyên dị ứng vào dưới lưỡi để cơ thể hấp thu. Khoảng 1/3 số bệnh nhân dùng phương pháp này loại bỏ được hầu hết các triệu chứng dị ứng và 50% thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Chính phủ cũng đã cấm trồng thêm tuyết tùng hoặc chặt các rừng cây bị bỏ hoang. Tuy nhiên chính phủ cũng chủ trì các dự án trồng các giống tuyết tùng sản sinh ra ít phấn hoa hơn từ năm 1999.
Trong một ấn phẩm của Bộ Lâm nghiệp Nhật Bản có viết: 'Các rừng tuyết tùng phục vụ cho nhiều mục đích chung như giữ đất, giữ nước và ngăn Trái Đất nóng lên. Chặt bỏ hết những khu rừng này không phải là biện pháp hay'.
Báo cáo năm 2009 của bộ này cũng nói rằng: 'Các nhân tố gây ô nhiễm không khí, sự căng thẳng và lối sống Tây hóa kết hợp với nhau đã khiến các triệu chứng dị ứng phấn hoa trở nên trầm trọng hơn,'một quan điểm được nhiều chuyên gia ủng hộ.
Ông Kiyohito Onuma, một quan chức của bộ Lâm nghiệp Nhật Bản cho biết tỷ lệ cây tuyết tùng non thuộc các giống sản sinh ra ít phấn hoa được trồng đã đạt 10,4% tính đến năm 2012. Trong năm này đã có 15,2 cây tuyết tùng non được trồng. Ông cũng cho biết các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển những giống tuyết tùng mới không sản sinh ra phấn hoa bằng công nghệ gen.
'Tuyết tùng lớn rất nhanh và có thân rất thẳng, rất phù hợp để làm vật liệu xây dựng. Tôi không cho là việc sản xuất gỗ tuyết tùng sẽ chững lại chỉ vì chúng sinh ra nhiều phấn hoa gây dị ứng' ông Onuma, bản thân cũng là một người dễ mắc bệnh chia sẻ.
Theo Bệnh viện Trung ương Sagamihara ước tính, lượng phấn tuyết tùng trong không khí hiện nay đã cao gấp nhiều lần so với năm 1965. Lượng phấn hoa này sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2050, và bệnh dị ứng do phấn hoa sẽ chỉ hoàn toàn biến mất sau 100-200 năm nữa.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng chung
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!