Nước muối là dung dịch dễ pha, rẻ tiền nhưng cực hiệu quả trong việc phòng & trị các bệnh răng miệng, trị bệnh viêm họng hạt, chắc răng, khỏe nướu, ngừa sâu răng. Vậy sức miệng nước muối có làm trắng răng không? Để biết được vấn đề này mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây củaLily & WeCare.
Tác dụng của nước muối đối với răng miệng
Việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối biển có tác dụng làm trắng răng, cải thiện men răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả, điều này đồng nghĩa lợi (nướu) của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Ngoài việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối hàng ngày, thì bạn cũng có thể dùng nước muối loãng (nước pha muối) để súc miệng, giúp sát trùng răng miệng và cho bạn hơi thở thơm tho.
Súc miệng nước muối có làm trắng răng
Như chúng ta biết thì nước muối có tính khử khuẩn làm sạch cặn bẩn thực phẩm. Cho nên, ngoài việc dùng muối để ngừa sâu răng còn có thể dùng như một cách làm răng sáng và sạch hơn. Nhờ đó, răng sẽ trắng đẹp lên mỗi ngày.
Tuy nhiên, do muối có vị mặn nên bạn cần thận trọng khi sử dụng. Cách dùng đúng nên như sau:
- Súc miệng: Chỉ dùng nước muối loãng mà tốt nhất là dùng nước muối sinh lý. Dung dịch nước muối này đã được pha chế phù hợp nhất với cơ thể chúng ta và ở nồng độ đó, bạn có thể dùng mỗi ngày mà không có ảnh hưởng nào.
Sở dĩ cần lưu ý về nồng độ nước muối bởi để tránh cảm giác bị chát và xót môi nướu khi thực hiện. Đặc biệt là khi bạn dùng đúng nồng độ nước muối sẽ giúp bạn tránh được tình trạng dư muối trong cơ thể.
- Chải răng bằng muối:Nên dùng muối hạt mịn và dễ tan để chải răng, không dùng muối hạt to và cứng. Khi bạn chải răng dưới tác động của lực bàn chải, hạt muối sẽ cọ xát trực tiếp vào men răng để làm sạch mặt răng. Nếu sự cọ xát này vừa đủ nhẹ nhàng thì hiệu quả làm sạch và làm sáng rất tốt. Nhưng trường hợp sự cọ xát này quá lớn, men răng sẽ có những ảnh hưởng xấu.
Nhớ súc miệng lại bằng nước lọc sau khi dùng nước muối
Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối loãng thì nên súc miệng lại bằng nước lọc. thông thường các bạn sẽ nghĩ khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc mới có hiệu quả, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Lily & WeCare khuyên các bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Lưu ý khi dùng nước muối súc miệng
Nước muối mặn quá hay nhạt quá đều không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, nước muối sinh lý 0,9 % (với nồng độ 0.9 % -9 g muối trên 1000 ml nước) là phù hợp nhất với cơ thể người.
Nên mua nước muối đạt chuẩn tại các quầy thuốc. Nếu muốn dùng nước muối tự pha, bạn có thể áp dụng cách pha với tỉ lệ như sau: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có nồng độ 0,9 %.
Cha mẹ có vô tình khiến trẻ mọc răng muộn?
Bác sĩ nha khoa Đặng Xuân Lộc - Người giữ bí quyết "nụ cười toả nắng"
Những mẹo hay để làm trắng răng tại nhà
Nhổ răng khôn an toàn tại Tp.HCM
Vệ sinh miệng cho bé: Không bao giờ là quá sớm
Không dùng nước muối nồng độ cao
Khoa học đã chứng minh nước muối có tính năng sát khuẩn rất tốt. Cần thực hiện súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày để có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau ngay sau khi súc miệng nước muối.
Tuy nhiên, nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muốn mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn.
Việc bỏ muối hạt vào miệng để súc miệng là cách làm sai nghiệm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.
Xem thêm:
- Những mẹo hay để làm trắng răng tại nhà
- 5 cách giúp răng trắng khỏe tự nhiên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!