Sức nặng của ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần vượt qua 1

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/03/2024

Có thể nói trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, là thời điểm vàng để các mẹ bầu "chạy nước rút" chuẩn bị cho đích đến cuối cùng. Tuy nhiên đến thời điểm này, có những chị em vẫn phải vật vả với cơn ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ vì cơ thể bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt. Hiểu được tâm lý chung đó, ngay sau đây Lily & WeCare sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết để các mẹ bầu có thể tham khảo, từ đó không cần quá lo lắng về những bất thường trong những ngày sắp vượt cạn.

Có thể nói trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, là thời điểm vàng để các mẹ bầu "chạy nước rút" chuẩn bị cho đích đến cuối cùng. Tuy nhiên đến thời điểm này, có những chị em vẫn phải vật vả với cơn ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ vì cơ thể bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt. Hiểu được tâm lý chung đó, ngay sau đây Lily & WeCare sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết để các mẹ bầu có thể tham khảo, từ đó không cần quá lo lắng về những bất thường trong những ngày sắp vượt cạn.

Nôn ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Thông thường nhiều chị em hay nghĩ rằng tình trạng nôn ói chỉ xảy ra vào những tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp đến tháng thứ 7 - thứ 8 vẫn còn có chịu chứng nôn ói.

Nguyên nhân chính của việc này là do thai nhi phát triển mạnh, khiến tử cung chén ép dạ dày và nếu như mẹ bầu trước đó đã mắc phải bệnh lý đau dạ dày thì có thể dấu hiệu nôn ói càng phức tạp hơn. Để giải quyết tốt vấn đề này, chị em nên cố gắng uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng và hạn chế dùng những thực phẩm cay nóng có hại đế dạ dạy.

Sức nặng của ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần vượt qua
                    
                    
                        
                        1

Ở những tháng cuối của thai kỳ có nhiều chị em vẫn phải đối mặt với cơn nôn ói

Khó thở

Trong giai đoạn ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ, những cơn khó thở sẽ ngày càng tăng lên. Vấn đề này xuất hiện từ quý 2 của thai kỳ, khi đó mẹ luôn có cảm giác sức ép ở lồng ngực có lúc rất khó chịu và không thở nỗi. Vì lúc này, bé con trong bụng đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, và càng về sau sẽ càng lớn dần lên. Chính vì vậy mà gây ra các cơn khó thở do mẹ bị chèn ép ở phổi.

Cách tốt nhất là chị em nên tránh đi lại quá nhiều, hãy tạm gác lại các công việc nặng nhọc. Nếu tình trạng này kéo dài và gây ra những thay đổi lớn, thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám.


Mệt mỏi nhiều hơn

Như bạn đã biết vào những ngày cận sinh, thể trạng của các bà bầu thay đổi lớn nhất là việc cảm thấy cơ thể ngày càng nặng nhọc, di chuyển chậm chạp, không còn nhanh nhẹn và bụng ngày càng to.

Bên cạnh đó còn chứng nôn ói ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ càng khiến mẹ trở nên mệt mỏi. Lúc này mẹ các chị em cần phải cố gắng, nên chịu khó vận động và ăn uống đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

>>> Xem thêm: Mách mẹ bầu cách điều trị ốm nghén nhanh

Sức nặng của ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần vượt qua
                    
                    
                        
                        1

Do áp lực từ nhiều yếu tố mà thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi

Tay chân phù nề

Hiện tượng tay chân sưng phù cả lên, là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng đều trải qua ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Bạn nên biết rằng khi thai nhi trong bụng càng phát triển, càng khỏe mạnh thì điều đó sẽ biểu hiện ra bên ngoài của người mẹ. Vì chỉ khi thai nhi lớn dần, mới chèn ép trên các bộ phận cơ thể người mẹ, như lúc mẹ bị phù nề ở chân tay là do bị chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chậu.

Vì vậy chị em nên lưu ý không nên đứng quá lâu, nên ngồi đúng tư thế, không mang giày dép quá chặt đặc biệt là giày cao gót trong thời gian này. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống hợp lý, để khắc phục được tình trạng sưng phù tay chân.

Đau nhức, ê ẩm cơ thể

Hầu hết các thai phụ trong giai đoạn này đều gặp phải tình trạng đau nhức của cơ thể, đặc biệt đó là đau lưng và đau vùng mông. Đó là điều dễ hiểu, khi cả tay và chân bị sưng và có cảm giác tê giống như bị chuột rút. Hay các cơn đau nhói sẽ xuất hiện khi bạn đứng lên, ngồi xuống và đi đứng sai tư thế.

Vì vậy để có thể đối mặt với những cơn đau này, các chị em nên tự chăm sóc sức khỏe. Nên chia sẻ điều này với chồng bạn, để nhận được sự chăm sóc từ anh ấy. Thai phụ có thể tập những động tác yoga nhẹ nhàng cũng giúp khắc phục và phòng ngừa được tình trạng đau nhức này ở giai đoạn ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ.

Sức nặng của ốm nghén 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần vượt qua
                    
                    
                        
                        1

Tình trạng đau lưng xảy ra phổ biến ở giai đoạn mang thai

Với những chia sẻ mà Lily & WeCare chia sẻ đến mẹ bầu ở trên, mặc dù đây là giai đoạn khó khăn và khá vất vả đối với người làm mẹ. Tuy nhiên đó là thiên chức thiêng liêng mà người phụ nữ có được, chính vì vậy các mẹ nên cố gắng vượt qua thử thách cuối chặng đường này. Cần chú trọng hơn đối với sức khỏe, nếu như có những bất thường nào nghiêm trọng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

>>> Xem thêm: Khi nào xuất hiện ốm nghén và cách phòng ngừa ốm nghén?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!