Ngày nay, thuốc tránh thai được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên uống thuốc tránh thai hàng ngày sao cho đúng để tránh gặp những tác dụng phụ có hại là điều quan trọng
Tuy nhiên, thuốc tránh thai không phải ai cũng có thể sử dụng. Để đảm bảo điều kiện sử dụng thuốc, phụ nữ cần kiểm tra kỹ mình có các vấn đề sức khỏe, mắc các bệnh như trên không để tránh gây ra những hậu quả đáng tiền.
Lợi ích bất ngờ của thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai không chỉ có tác dụng trong việc kế hoạch hóa gia đình mà còn có nhiều lợi ích tới sức khỏe phụ nữ mà bạn không ngờ tới như làm đẹp da, điều tiết chu kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa loãng xương, giảm nguy cơ ung thư tử cung và buồng trứng, giảm khả năng mắc các hội chứng tiền kinh nguyệt.
trong những điều tuyệt vời về thuốc tránh thai là bạn có thể mang thai ngay sau khi bạn ngừng dùng thuốc. Nắm rõ những công dụng trên và tìm hiểu kỹ việc sử dụng viên uống tránh thai hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho phụ nữ trong việc chủ động chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân, đảm bảo sức khỏe của người thân trong gia đình và mang thai, sinh con an toàn.
Tác dụng phụ hay gặp nhất của thuốc tránh thai uống
Ra máu âm đạo: khoảng 50% số phụ nữ uống thuốc tránh thai bị ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh, hay gặp nhất trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc. Nói chung, tình trạng này sẽ tự hết ở trên 90% số phụ nữ khi uống đến vỉ thuốc thứ 3. Nếu thuốc vẫn được uống đúng và không bị quên thì tình trạng ra máu không ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai của thuốc. Nên đi khám bác sĩ nếu bị ra máu từ 5 ngày trở lên trong khi đang dùng thuốc hoặc bị ra máu nhiều trong 3 ngày trở lên.
Buồn nôn: buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn. Một giải pháp là uống thuốc cùng với thức ăn hoặc khi đi ngủ. Hãy gặp bác sĩ nếu bị buồn nôn nặng hoặc kéo dài.
Cương ngực: thuốc tránh thai uống có thể khiến ngực to lên hoặc cương cứng hơn. Tình trạng này thường sẽ cải thiện sau khi dùng thuốc được một vài tuần. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ. Giảm caffeine và muối, cũng như mang áo chip nâng ngực có thể giúp giảm cương đau.
Đau đầu: Nên đi khám nếu thấy xuất hiện những kiểu đau đầu mới
Tăng cân: Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy thuốc tránh thai uống khiến cân nặng thay đổi, song một số phụ nữ bị giữ nước nhiều hơn, nhất là ở vùng ngực và hông.
Thay đổi tâm trạng: một số phụ nữ bị trầm cảm hoặc những thay đổi cảm xúc khác trong khi uống thuốc tránh thai. Do đó cần liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy tâm trạng bị thay đổi trong khi dùng thuốc.
Không thấy kinh nguyệt: có những khi mặc dù thuốc được uống đúng, song kinh nguyệt vẫn không diễn ra. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều này như stress bên ngoài, ốm đau, đi lại hoặc đúng lúc có những bất thường về nội tiết hoặc tuyến giáp. Nếu không thấy kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít khi đang dùng thuốc, nên thử thai trước khi uống vỉ thuốc tiếp theo và liên hệ với bác sĩ nếu điều này tiếp tục xảy ra.
Giảm ham muốn: do có chứa hoóc môn nên thuốc có thể ảnh hưởng đến ham muốn. Tuy nhiên, các yếu tố khác từ bên ngoài cũng có thể làm giảm ham muốn. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây khó chịu, hãy báo cho bác sĩ biết.
Khí hư: Một số phụ nữ có thể thấy những thay đổi về khí hư (tăng hoặc giảm). Hãy nói với bác sĩ nếu bạn lo ngại mình bị viêm âm đạo.
Thay đổi thị lực khi dùng kính áp tròng: nên đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu bạn sử dụng kính áp trong và nhận thấy có những thay đổi về thị lực hoặc về việc dung nạp kính trong khi uống thuốc tránh thai.
Nếu gặp phải những tác dụng phụ dưới đây, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám ngay vì chúng có thể báo hiệu tình trạng nghiêm trọng:
- Đau bụng
- Đau ngực (hoặc khó thở)
- Đau đầu nhiều
- Các vấn đề về mắt như nhìn mờ hoặc mất thị lực
- Sưng/đau ở cẳng chân và đùi (cũng như đỏ, sưng hoặc đau ở bắp chân hoặc đùi).
Thuốc tránh thai uống cũng liên quan với tăng huyết áp, khối u gan lành tính và tăng nhẹ nguy có ung thư cổ tử cung.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!