Tác dụng phụ không ngờ của nước ép nha đam

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tác dụng phụ của việc uống nước ép nha đam thường gặp ở người uống quá nhiều, vượt quá mức cho phép.

Nha đam là một loại cây thuộc họ xương rồng mọng nước, được biết đến như một loại cây 'thần dược' được sử dụng để làm thuốc hoặc mỹ phẩm. Gel nha đam là một chất nhầy được chiết xuất từ phần thịt của cây nha đam, ngoài ra còn có phần nhựa vàng ở bên dưới lớp lá.

Dùng gel nha đam được coi là an toàn nhưng dùng phần nhựa màu vàng chưa qua xử lý có thể gây một số tác dụng phụ, có thể làm nguy hiểm tới sức khỏe. Sau đây là một số tác dụng phụ của nước ép nha đam.

1. Nước ép nha đam có chứa chất anthraquinone, một chất nhuận tràng có thể gây tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều. Tiêu chảy nặng có thể gây chuột rút hay mất nước.

2. Nếu có ý định sử dụng nước ép nha đam, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt khi bạn đang trong quá trình điều trị hoặc dùng thuốc kê đơn. Đó là bởi vì nước ép có thể gây ra phản ứng kháng thuốc khi dùng với một số loại thuốc. Chất nhuận tràng trong nha đam thậm chí có thể cản trở việc hấp thụ một số loại thuốc. Nha đam cũng kháng lại một số loại thảo dược như rễ cây đại hoàng, dầu thầu dầu, gây mất nước và tiêu chảy. Không nên dùng tỏi với nha đam, vì làm giảm lượng đường và kali trong máu.

Tác dụng phụ không ngờ của nước ép nha đam

Nước ép nha đam có thể gây ra phản ứng kháng thuốc khi dùng với một số loại thuốc (Ảnh minh họa: Internet)

3. Uống nước ép nha đam có thể dẫn đến dị ứng như phát ban, da ngứa ngáy hay sưng tấy, khó thở, đau ngực và đau họng.

4. Nếu nước ép nha đam có chứa chất nhựa vàng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chất này có thể làm các bệnh như viêm ruột kết, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, đau bụng trầm trọng hơn. Cũng có thông tin cho thấy dùng nước ép nha đam dẫn đến viêm gan, gây lo ngại cho những người có vấn đề về gan.

5. Phụ nữ có thai và cho con bú tuyết đối không được uống nước ép nha đam vì tính tẩy và gây khó chịu của nha đam. Nếu uống có thể gây co thắt dạ con ở phụ nữ có thai, dẫn đến sảy thai và dị tật bẩm sinh. Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế uống nước ép nha đam vì có chứa chất anthraquinone gây tiêu chảy. Loại nước ép này cũng không an toàn với trẻ em dưới 12 tuổi.

6. Người có triệu chứng đau ruột hay bệnh về tiêu hóa không nên uống nước ép nha đam vì nó có chứa hàm lượng cao chất nhuận tràng và chất này có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

7. Uống nước ép chưa qua chế biến có thể gây mất nước và làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Và còn có thể làm đổi màu nước tiểu sang hồng hoặc đỏ.

8. Uống nước ép nha đam có thể khiến cơ thể tiết ra quá nhiều adrenaline, gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tim. Ngoài ra, uống loại nước ép này còn có thể làm giảm mức kali trong cơ thể, làm rối loạn nhịp tim, suy yếu cơ. Vì thế, người già và trẻ em không nên uống.

Tác dụng phụ không ngờ của nước ép nha đam

Người có triệu chứng đau ruột hay bệnh về tiêu hóa không nên uống nước ép nha đam (Ảnh minh họa: Internet)

9. Uống nước ép nha đam trong hơn 1 năm có thể dẫn đến tình trạng pseudomelanosis coli, làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Nếu sử dùng quá nhiều còn có nguy cơ bị các bệnh ung thư khác.

10. Nước ép nha đam giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm giảm kháng insulin trong cơ thể. Vì thế, những người đang điều trị bệnh hạ đường huyết hoặc tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

11. Uống quá nhiều nước ép nha đam có thể gây tích tụ máu ở vùng xương chậu, gây hại đến thận.

12. Uống nước ép nha đam trong thời gian kéo dài tăng nguy cơ bị táo bón và có thể gây thiếu kali ở tế bào thành ruột.

Tác dụng phụ của việc uống nước ép nha đam thường gặp ở người uống quá nhiều, vượt quá mức cho phép.

Nguyễn Linh (Stylecraze)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!