Ai cũng có lông, nhưng tại sao nam giới lại có xu hướng có nhiều lông hơn? Gần đây, một nhóm nghiên cứu của AsapSCIENCE đã nhìn lại quá trình tiến hóa để tìm câu trả lời. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu xem sao!
Chủ kênh YouTube thứ hai của họ AsapTHOUGHT giải thích rằng: “Tất cả loài người đều có cùng số lượng nang lông giống như tổ tiên của chúng ta, ngoại trừ lông của chúng ta hiện nay thì mỏng hơn nhiều và không thể nhìn được bằng mắt thường. Trải qua quá trình tiến hóa, lông mỏng hơn là một lợi thế, nó được cho là vậy bởi vì tổ tiên của chúng ta phải đi rất xa để kiếm ăn, và lông dày là một bất lợi khi trời nóng.”
Ảnh minh họa.
Trong khi cả đàn ông và phụ nữ đều có cùng số lượng nang lông, đàn ông có nhiều hơn một loại lông gọi là lông mục: có thể nhìn thấy, dày và thường đi cùng với tóc trên đầu hoặc lông mu. Đàn ông có lông “trên ngực, lưng và các chỗ khác.” Phụ nữ cũng có thể có lông ở những vùng này, nhưng thường là lông tơ, chúng mỏng và khó nhìn thấy. Rõ ràng mà nói, những điểm khác nhau này cũng là yếu tố để chọn lọc giới tính.
Những con công đực, vẫy lông đuôi của nó để thể hiện bản thân mình nhằm thu hút bạn tình. Thậm chí có một giả thuyết cho rằng, đàn ông có nhiều lông giỏi hơn trong việc phát hiện ra ký sinh trùng trên cơ thể họ, vì thế phụ nữ cảm thấy có nhiều tóc là một dấu hiệu tốt của một cơ thể khỏe mạnh và không chứa ký sinh trùng. Điều này khá có ý nghĩa, vì thế giáo sư sinh học Pavol Prokop đã phát biểu rằng, đàn ông có ít tóc thường sinh sống ở vùng gần xích đạo, nơi mà số lượng ký sinh trùng rất nhiều. Vì vậy, đàn ông có thể ngày càng có nhiều tóc, để dễ dàng trong việc thu hút bạn tình.
Theo: Medical Daily
Những điều cần biết khi cắt bao quy đầu
Các bệnh lý thường gặp với bao quy đầu
Tại sao đàn ông có núm vú
Top 4 phòng khám nam khoa uy tín tại Hà Nội
Điều trị yếu sinh lý ở đâu hiệu quả tại Hà Nội?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!