Nôn nghén thường xuất hiện ở hầu hết các bà mẹ mang thai ở thời kỳ đầu thai kỳ. Tùy vào tình trạng sức khỏe thời gian nôn nghén có thể vào buổi sáng, chiều hay tối. Vậy nôn nghén vào buổi tối biểu hiện những gì?
Nôn nghén ở mẹ bầu
Nôn nghén là tình trạng buồn nôn nặng và ói mửa trong thai kỳ, thường xảy ra nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Tình trạng nôn nghén có thể gây ra tình trạng mất nước, thay đổi về hóa học của cơ thể và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguyên nhân chính xác chưa được rõ nhưng các yếu tố nguy cơ bao gồm: mang thai lần đầu tiên, chứng nôn nghén trong lần mang thai trước, có đa thai (sinh đôi, sinh ba) và thừa cân.
Mẹ bầu nếu như có các hiện tượng nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi, giảm cân, giảm đi tiểu, lú lẫn, choáng, ngất xỉu... thì đây chính là các triệu chứng của nôn nghén.
>>> Xem thêm: Nghén nôn nhiều có sao không?
Tình trạng nôn nghén thường xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ.
Nôn nghén vào các buổi trong ngày biểu hiện điều gì?
Ở mỗi mẹ bầu lại có tình trạng sức khỏe khác nhau vì vậy tình trạng nôn nghén của từng người có thể xảy ra ở các thời điểm sáng, chiều, tối khác nhau.
Đa phần những bà bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ thường bị nôn nghén vào buổi sáng sớm, tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng vậy. Theo thống kê, có khoảng 24% các trường hợp nôn nghén rải rác trong suốt cả ngày và đặc biệt có cả những bà bầu nôn nghén vào buổi chiều tối.
Nếu vào buổi sáng mẹ bầu phải hứng chịu những cơn buồn nôn, ói liên tục khiến cơ thể mệt mỏi thì vào chiều tối tình trạng nôn ói không còn nhiều như buổi sáng nhưng sự mệt mỏi lại nhiều hơn. Có một số mẹ bầu nôn nghén vào buổi tối khiến cơ thể rã rời khiến khó có thể thực hiện được những công việc hàng ngày cũng như giấc ngủ ban đêm không trọn vẹn.
Nhiều người tin rằng khoảng thời gian nghén phần nào giúp mẹ dự đoán về giới tính thai nhi, người ta cho rằng nếu bạn thường nghén buổi sáng, những triệu chứng nghén xuất hiện trong thời gian muộn hơn, bạn có thể đang mang thai bé trai. Nếu bạn xuất hiện những cơn nghén vào buổi chiều tối (trong khoảng thời gian đầu thai kỳ), có thể bạn sẽ cho ra đời bé gái.
Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng... có thể giúp cơ thể không còn cảm giác buồn nôn.
Một số gợi ý giúp mẹ bầu giảm nôn nghén
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Dược thiện bổ huyết ích khí từ 7 món gà ác hầm
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Giải đáp thắc mắc này của bạn đọc gửi tới Lily & WeCare cũng như băn khoăn của nhiều mẹ bầu với câu hỏi "Làm sao để giảm ốm nghén, nôn nghén?".
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân đã đưa ra một số gợi ý hữu ích sau: Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất là ở tuần thai thứ sáu và có xu hướng đạt đỉnh điểm quanh tuần thứ 8-9. Hiện nay, chưa có biện pháp xử lý chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên giúp em phần nào giảm bớt được sự khó chịu:
Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5-2 lít nước. Chị em mang bầu hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn. Đôi khi đồ uống hơi âm ấm sẽ dễ làm cơ thể buồn nôn. Vì vậy hãy uống nước mát.
Mẹ bầu tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày. Bụng đói sẽ càng khiến chị em dễ bị nghén hơn.
Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
Mỗi ngày cơ thể nên được bổ sung đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén.
Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.
Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng... có thể giúp cơ thể không còn cảm giác buồn nôn.
Đặc biệt, mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc, nếu biểu hiện ốm nghén quá trầm trọng, chị em nên đi khám bác sĩ để xác định xem có cần uống thuốc không. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho mẹ và em bé.
Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các biểu hiện khó chịu này.
>>> Xem thêm: Phương pháp làm giảm nôn nghén khi mang thai tự nhiên hiệu quả
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!