Tắm cho trẻ bằng nước lá: Lợi hay hại?

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Ngày nay việc truyền miệng nhau những kinh nghiệm chăm sóc con cái là vấn đề không còn xa lạ đối với các bà mẹ bỉm sữa, điều này giúp các chị em tìm ra nhiều phương pháp để nuôi dạy con tốt hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý rằng nếu sai một người sẽ kéo theo trăm người. Và một trong số những chủ đề các mẹ thường hay chia sẻ cùng nhau, đó là việc tắm cho trẻ bằng nước lá để phòng trị một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có những người áp dụng thành công, nhưng cũng có nhiều người không những thực hiện không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những tác dụng phụ cho con mình. Vậy thực hư chuyện sử dụng lá để nấu nước tắm cho bé như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Ngày nay việc truyền miệng nhau những kinh nghiệm chăm sóc con cái là vấn đề không còn xa lạ đối với các bà mẹ bỉm sữa, điều này giúp các chị em tìm ra nhiều phương pháp để nuôi dạy con tốt hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý rằng nếu sai một người sẽ kéo theo trăm người. Và một trong số những chủ đề các mẹ thường hay chia sẻ cùng nhau, đó là việc tắm cho trẻ bằng nước lá để phòng trị một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có những người áp dụng thành công, nhưng cũng có nhiều người không những thực hiện không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những tác dụng phụ cho con mình. Vậy thực hư chuyện sử dụng lá để nấu nước tắm cho bé như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Lá cây nấu nước liệu có công dụng?

Từ lâu trong dân gian người ta hay sử dụng nhiều loại lá để nấu nước và tắm nhằm giúp phòng trị một số bệnh ngoài da, và từ xa xưa cũng có khá nhiều loại lá cây được xem như những vị thuốc có thể trị được bệnh. Thông thường theo quan niệm của nhiều người, các loại lá này là từ tự nhiên nên có tính mát, không gây hại.

Và minh chứng cho điều này, đã có một số bài thuốc bằng cách dùng lá cây nấu nước tắm mang lại hiệu quả thiết thực. Ví dụ như: lá nhội, lá cây dâu da để chữa mẩn ngứa, mụn nhọt; lá cúc vạn thọ chữa mụn nhọt chưa vỡ; lá táo chữa lở loét, ung nhọt; sài đất, kim ngân (hoa, lá) để chữa mụn, lở, chàm...

Tắm cho trẻ bằng nước lá: Lợi hay hại?

Dùng lá của một số loại cây mang đi nấu lấy nước và tắm có thể trị được một số bệnh ngoài da

Vậy có thể tắm cho trẻ bằng nước lá?

Với những công dụng thực tế mà các loại lá mang lại, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng để tắm cho trẻ để giúp điều trị một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý khi trẻ mắc các bệnh lý mà da có dấu hiệu tổn thương, viêm loét... thì khả năng trẻ bị nhiễm trùng là rất lớn. Đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh, da của bé thường rất mỏng nên dễ bị tổn thương và dẫn đến nhiễm khuẩn da.

Có những trường hợp mẹ vô tình tắm cho trẻ khi con bị các bệnh về da bằng cách dò nát các loại lá, sau đó chà sát lên da bé. Cách làm này sẽ mang lại nhiều tác hại khôn lường, và nếu như sử dụng loại lá không đúng có thể gây ra những biến chứng tai hại khác đối với làn da trẻ nhỏ là điều không tránh khỏi.

Ngoài ra các bà mẹ nên chú ý rằng, da của các trẻ nhỏ đều có cơ địa không giống nhau. Chính vì vậy mà có những loại lá tắm cho trẻ này thì hợp da và có ngay hiệu quả, nhưng đến khi sử dụng cho trẻ khác thì có thể gây dị ứng bất cứ lúc nào. Nên việc tắm cho trẻ bằng nước lá là hoàn toàn có thể, nhưng mẹ cũng cần cẩn thận để tránh bệnh của trẻ càng thêm nặng.

Tắm cho trẻ bằng nước lá: Lợi hay hại?

Da trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, mẹ nên cẩn thận khi tắm nước lá cho con

Cách tắm cho trẻ bằng nước lá an toàn

Chắc chắn các bà mẹ bỉm sữa đều biết ngày nay hầu hết tất cả các loại cây đều có thể bị phun thuốc trừ sâu, các chất hóa học khác nhằm giúp cây phát triển tốt. Chính vì thế mà nguy cơ các loại lá mẹ sử dụng tắm cho con, cũng rất có thể bị nhiễm các chất độc hại. Nên tốt nhất bạn chỉ sử dụng những loại lá có sẵn trong vườn tự nhiên, hạn chế mua ngoài chợ. Ngoài ra nhằm đãm bảo việc tắm cho trẻ bằng nước lá thật an toàn, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sau khi hái lá nên rửa sạch thật kỹ, nhằm loại bỏ các bụi bẩn hoặc nên ngâm trong nước muối pha loãng là tốt nhất.
  • Nên đun sôi và để nguội trước khi tắm cho trẻ, đồng thời cần vệ sinh da cho bé bằng nước ấm sạch rồi mới tắm. Khi tắm với nước lá xong, cần dội lại nước sạch một lần nữa để làm sạch da cho trẻ.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc những người có kinh nghiệm với trường hợp da bé bị tổn thương do mắc phải các bệnh lở loét, mụn nhọt mà có hở vết thương.
  • Không nên dùng lá lung tung để tắm, đặc biệt là chà sát lên vết thương hở cho bé. Vì bệnh nào phải dùng lá đấy mới có hiệu quả.
  • Nếu tình trạng của con sau khi tắm nước lá lần đầu có những biểu hiện bất thường, mẹ nên dừng lại và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!