Thăm khám nha khoa thường xuyên là việc hết sức quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nó có thể giúp cho các nha sĩ phát hiện nhiều vấn đề khác liên quan tới sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm cả việc liệu bạn có thể mắc một loại bệnh nào đó như tiểu đường hay không.
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng xét một cách tổng quát, sức khỏe răng miệng phản ánh tình trạng cơ thể của bạn. Ví dụ, khi răng miệng của bạn khỏe mạnh, rất có thể là sức khỏe tổng thể của bạn cũng tốt. Mặt khác, nếu bạn có sức khỏe răng miệng kém, bạn có thể đang gặp phải các vấn đề khác về sức khỏe.
Việc khám răng miệng thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện sớm các căn bệnh khác
Nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng sức khỏe răng miệng tốt có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh.
1. Bệnh nướu răng và các biến chứng sức khỏe
Theo Viện Hàn lâm Nha khoa Mỹ (Academy of General Dentistry), có một mối liên hệ giữa bệnh nướu răng (nha chu) và các biến chứng về sức khỏe như đột quỵ và bệnh tim. Phụ nữ mắc bệnh nướu răng cũng có khả năng cao hơn bị sinh non và trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng hơn 90 % các bệnh toàn thân (bệnh liên quan đến nhiều cơ quan hoặc toàn bộ cơ thể) đều có những biểu hiện ở răng miệng, bao gồm nướu bị sưng, viêm loét miệng, khô miệng và nhiều vấn đề về lợi. Bệnh này bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh bạch cầu
- Ung thư miệng
- Bệnh ung thư tuyến tụy
- Bệnh tim
- Bệnh thận
https://Lily & WeCare.vn/song-khoe/phong-va-chua-benh/nam-dau-tien-song-voi-benh-tieu-duong/
Vì phần lớn mọi người đều khám răng miệng thường xuyên, nha sĩ có thể là những người đầu tiên chẩn đoán một vấn đề sức khỏe nào đó khi nó mới ở trong giai đoạn đầu.
Dấu hiệu của bệnh ung thư miệng có thể sẽ được các nha sĩ phát hiện sớm
2. Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các vấn đề khác
Nếu bạn không chăm sóc răng và nướu, vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe, bao gồm:
- Đau miệng và mặt. Theo văn phòng của Tổng Y sĩ Hoa Kì (the Office of the Surgeon General), bệnh này chủ yếu là do nhiễm trùng nướu răng, có thể dẫn đến mất răng. Viêm nướu - giai đoạn đầu của bệnh nướu răng, và bệnh nướu răng cấp ảnh hưởng đến hơn 75 % dân số Mỹ.
- Các vấn đề về tim và các cơ quan chủ yếu khác. Nhiễm trùng miệng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chủ yếu. Ví dụ, các van tim và tim có thể bị viêm do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - bệnh này ảnh hưởng tới những người bị bệnh tim hoặc bất cứ ai có mô tim bị hư.
- Các vấn đề về tiêu hóa. Tiêu hóa bắt đầu bằng các quá trình vật lý và hóa học trong miệng, và các vấn đề ở đây có thể dẫn đến suy ruột, hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa khác.
https://Lily & WeCare.vn/song-khoe/phong-va-chua-benh/kien-thuc-y-hoc/hoi-chung-ruot-kich-thich/
Các bệnh về đường tiêu hóa đều bắt nguồn từ khoang miệng
3. Bạn có thể làm gì?
Đi khám nha khoa thường xuyên giúp giữ cho răng miệng của bạn ở trạng thái tốt nhất và cho phép nha sĩ chẩn đoán các vấn đề khác về sức khỏe của bạn. Khám răng miệng cũng có thể giúp phát hiện việc thiếu dinh dưỡng và vệ sinh kém, các vấn đề về tăng trưởng và phát triển, và tình trạng bị lệch hàm. Hãy cung cấp cho các nha sĩ tiểu sử y tế đầy đủ và thông báo cho họ biết bất kỳ vấn đề gì liên quan tới sức khỏe của bạn xảy ra gần đây, ngay cả khi chúng có vẻ không liên quan đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Ở nhà, bạn có thể tiến hành vệ sinh răng miệng theo những lời khuyên dưới đây:
- Chải răng 2-3 phút, ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chất fluorua.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám khỏi những nơi bàn chải đánh răng không thể tiếp cận.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết (đặc biệt là vitamin A và C) để ngăn ngừa bệnh nướu răng.
- Tránh hút thuốc lá và thuốc lá không khói - những thứ có thể góp phần gây bệnh nướu răng và ung thư miệng.
- Tập thể dục để nâng cao khả năng phòng bệnh và lên lịch khám nha khoa thường xuyên. Đây là cách chắc chắn nhất để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh nha chu.
Dr. Ruchit Thakar (*)
(Nguồn: www.practo.com)
Những biện pháp giúp bạn giữ hơi thở luôn thơm mát!
7 cách làm trắng răng bằng hoa quả tại nhà
Răng khôn có nên nhổ?
Niềng răng có an toàn không?
10 tuyệt chiêu để có hàm răng trắng sáng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!