Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam lẫn nữ giới, ở nhiều lứa tuổi. Hiện nay, huyết áp thấp đã trở nên khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng. Tập luyện thể dục thể thao là một phương pháp trị liệu tốt cho người có huyết áp thấp, nhưng cần phải tập luyện đúng cách.
Ảnh minh họa
Huyết áp thấp và nguyên nhân
Một người được coi là huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức khoảng 120/80mmHg. Thông thường, huyết áp có thể dao động giữa 110 - 120mmHg (huyết áp tâm trương) và 70 - 80mmHg (huyết áp tâm thu). Người bị coi là huyết áp thấp nếu như huyết áp dưới mức 65mmHg (huyết áp tâm thu). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp thấp như:
- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2,5mmol/l, có thể bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
- Hàm lượng hemoglobin thấp:Một người khỏe mạnh có hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới, hàm lượng này ở mức 13,5 - 17,5 g/dl, còn ở nữ giới là 11,5 - 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp, tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng, hoa mắt, chóng mặt. Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp/phút, có thể sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
- Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.
Triệu chứng lâm sàng của người bị huyết áp thấp: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân, suy giảm khả năng tình dục, da nhăn, khô kèm theo rụng tóc, thở dốc, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
Chế độ tập luyện cho người huyết áp thấp
Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu. Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, cầu lông, dưỡng sinh, yoga... đều rất tốt. Tập luyện phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày.
Đi bộ tốt cho người huyết áp thấp
Có thể kết hợp với tập khí công bằng cách nằm hoặc ngồi xếp bằng tròn. Nếu nằm thì có thể nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc nằm sấp, nhưng thông thường là nằm ngửa ngay ngắn trên giường, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhắm hờ, hai tay duỗi thẳng tự nhiên dọc theo thân mình, lòng bàn tay úp xuống, chân duỗi thẳng, hai gót khép lại, các ngón chân xòe ra tự nhiên. Nếu ngồi thì ngồi ngay ngắn trên ghế, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhắm hờ, ngực nhô, lưng thẳng, hai vai và khuỷu tay thả lỏng, ngón tay duỗi, lòng bàn tay úp xuống đặt trên đùi, hai chân cách nhau cùng tầm với vai, gối gấp 90 độ, bàn chân bám đất. Miệng hơi ngậm, thở bằng mũi. Trước tiên, hít vào thật sâu rồi ngừng thở giây lát, sau đó từ từ thở ra, luân phiên đều đặn như vậy. Cần chú ý khi hít vào thì lưỡi nâng lên chạm hàm ếch, khi thở ra thì lưỡi hạ xuống và khi ngừng thở thì lưỡi bất động. Tập trung tư tưởng vào đan điền. Người mới tập nội dưỡng công, mỗi ngày nên luyện 1 lần trong 10 - 15 phút; người đã tập thành thạo có thể luyện 2 - 3 lần trong ngày, mỗi lần từ 20 - 30 phút.
Chế độ ăn uống khi có huyết áp thấp
Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Nên ăn mặn hơn người bình thường (10 - 15g muối/ngày).
Thường xuyên dùng các loại trà để hỗ trợ nâng cao huyết áp.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!