Thai giáo từ lâu được biết đến như một phương pháp giáo dục thai nhi rất hiệu quả, việc áp dụng thai giáo giúp cho trẻ sớm hình thành tư duy và phát triển não bộ ngay từ lúc con còn trong bụng mẹ. Đặc biệt nếu bạn là một bà mẹ theo đạo Phật, thì chắc hẳn rằng việc chăm sóc cho thai nhi bằng thai giáo trong đạo Phật là điều mà các chị em luôn mong muốn. Vậy trong suốt thai kỳ thì việc sử dụng phương pháp này như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare tham khảo qua những thông tin dưới đây.
Thai giáo trong đạo Phật 3 tháng đầu thai kỳ
Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn và vất vả đối với các thai phụ, chính vì vậy mà việc thực hiện thai giáo trong đạo Phật ở giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Lúc này bé con nhà bạn chỉ mới là một phôi thai chưa có hình thù, sau thời gian phát triển đến 3 tháng sau đó sẽ bắt đầu hình thành nên nhiều bộ phận như tim thai, mí mắt, cơ quan sinh dục, các ngón tay, ngón chân cũng đã nhìn thấy được rõ ràng hơn... Cùng với đó là sự thay đổi hoàn toàn của mẹ bầu, vì giờ đây bên trong cơ thể là đứa con thân yêu.
Các triệu chứng buồn nôn, nôn cũng xảy ra bất thường; đó gọi là ốm nghén. Chứng ốm nghén này có thể nhẹ hoặc là nặng, nhưng sẽ khiến cho các mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi và cực kỳ khủng hoảng. Tâm lý bất thường, dễ buồn, hay khóc, tính tình lại trở nên cáu gắt và hàng trăm thứ biến đổi khác.
Chính vì điều này mà việc áp dụng thai giáo ở trong đạo Phật sẽ giúp chị em tĩnh tâm, dễ dàng vượt qua được thời gian khó khăn này bằng cách:
- Cố gắng làm chủ cảm xúc, giữ tâm tịnh không nghĩ đến những mệt mỏi trong giai đoạn mang thai.
- Thực hiện ngồi thiền vào hàng ngày.
- Chọn những loại nhạc Phật giáo không lời, có giai điệu nhẹ nhàng, du dương. Hay những bài nhạc có lời, theo loại hình niệm A Di Đà, chú Đại bi... Khi nghe nên liên tưởng đến những hình ảnh tốt đẹp, hình ảnh của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Phật Di Đà.
- Sử dụng một không gian yên tĩnh, thoáng mát, không khí trong lành.
- Nên dẹp bỏ mọi oán hờn, tức giận trong tâm. Mẹ cần vui vẻ, lạc quan để cho con cảm nhận được sự vị tha từ mẹ.
Ngoài ra trong giai đoạn này, thay vì nghĩ đến sự khó chịu của thai kỳ gây ra các chị em nên vận động nhẹ nhàng. Vừa đi vừa niệm Phật cầu nguyện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Hãy cho con nghe những bài nhạc Phật giáo mang âm hường nhẹ nhàng
Thai giáo trong đạo Phật 3 tháng giữa thai kỳ
Ở 3 tháng giữ của thai kỳ là thời điểm thai nhi đã phát triển khá toàn diện, và mẹ có thể biết được giới tính của con khi đi siêu âm. Chính vì sự lớn lên của con từng tháng ngày, mà mẹ càng phải lạc quan vui vẻ để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của con sau này.
Thế nên để có thể tiến hành tốt phương thức thai giáo trong đạo Phật mẹ nên tích cực xem các bộ phim Phật giáo có nội dung về chữ hiếu, chữ nhẫn của các vị Phật, thiền sư... Hoặc mẹ có thể xem thêm những bộ phim về xã hội mang tính giáo dục con cái, hạn chế xem những bộ phim thể loại kinh dị, giả tưởng, tình cảm trai gái, chiến tranh... Hay những nội dung xoay quanh về sự mất mát, chia ly, khóc lóc sầu thảm... Đối với các bài nhạc cũng vậy, mẹ bầu hãy chọn những ca khúc nhẹ nhàng, du dương hay tốt nhất là chọn loại nhạc của Phật giáo sẽ làm cho tâm tư của bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu vô cùng.
Trong thời gian này, mẹ bầu nên tránh nhũng cam xúc gây sự tức giận. Hãy học sự vị tha, bao dung, không nên trách móc hay cằn nhằn với những người xung quanh. Vì như vậy, tinh thần của bạn chắc chắn sẽ rất tồi tệ, buồn bã không tốt cho thai nhi trong bụng. Hãy thử học cách buông bỏ mọi thứ, sự cảm thông, nhàn nhã sẽ khiến tâm bạn nhẹ nhàng. Nếu có thể vào những ngày rằm, mồng 1, các ngày lễ lớn bạn nên đến chùa để thắp nhang cầu nguyện. Khi lạy Phật, cúng nhường thường xuyên đó là cách để mẹ tạo phước cho con sau này; để con có thể biết được đạo nghĩa, sống đúng và thương người. Và đặc biệt mẹ đừng quên vỗ về, trò chuyện cùng con. Lúc này bé đã có thể cảm nhận và lắng nghe được tâm sự của mẹ.
Mẹ hãy sống thật vị tha, bỏ qua những cơn tức giận xung quanh
Thai giáo trong đạo Phật 3 tháng cuối thai kỳ
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể trẻ đã bắt đầu dần hoàn thiện hết. Khi mẹ lấy tay xoa bụng, có thể cảm nhận được tay chân của bé nhô ra; thính giác đã hình thành trọn vẹn nên con có thể tiếp nhận được các âm thanh từ bên ngoài.
Mẹ nên tiếp tục duy trì thói quen nghe nhạc Phật giáo, những bài hát du dương mang âm hưởng nhẹ nhàng luôn là lựa chọn đúng nhất. Mẹ có thể sưu tầm những câu chuyện trong dân gian mang tính giáo dục nói về tình cảm con cái dành cho bố mẹ, sự hiếu thảo, luật nhân quả... để đọc cho con nghe.
Bố mẹ có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện dân gian mang tính giáo dục cao
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Dược thiện bổ huyết ích khí từ 7 món gà ác hầm
Phòng tránh khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi
Mẹ hãy luôn cố gằng là điểm tựa vững chắc cho con, không nên ủy mị hay yếu đuối. Vì như vậy theo tâm lý kh trẻ sinh ra sau này sẽ hình thành nên cách sống như vậy, hãy chăm sóc bản thân ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng để cả mẹ và con luôn được khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về thai giáo trước khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!