Bệnh thận mãn tính khiến cho thận làm việc không còn hiệu quả. Những người bị bệnh thận mãn tính có thể xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc do bị huyết áp cao, bệnh tiểu đường gây ra.
Bệnh này không thể chữa được và có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối phải chạy thận, ghép thận.
Chúng ta thường nhận được khuyến cáo hướng dẫn nếu hạn chế lượng protein trong chế độ ăn uống có thể giúp quản lý bệnh thận mãn tính và làm chậm quá trình bệnh tiến triển đến suy thận. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học chứng minh điều này lại không nhiều.
Người tiêu thụ nhiều thịt đỏ nhất có nguy cơ bịsuy thận caohơn 40% so với người tiêu thụ ít nhất.
Nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Singapore đã tìm hiểu mối quan hệ giữa chế độ ăn uống từ các nguồn chính của protein và chức năng thận. Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 63.257 người Trung Quốc.
Sau khi theo dõi trung bình 15,5 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn thịt đỏ có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ gia tăng bệnh suy thận, mức độ bệnh phụ thuộc vào lượng thịt người đó ăn.
Người tiêu thụ nhiều thịt đỏ nhất có nguy cơ bị suy thận cao hơn 40% so với người tiêu thụ ít nhất.
Nguồn thực phẩm khác chứa protein khác bao gồm thịt gia cầm, cá, sò ốc, trứng, sản phẩm từ sữa, đậu nành và các loại đậu...
Các nhà khoa học cũng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa thịt gia cầm, cá, trứng hoặc các sản phẩm từ sữa với bệnh này. Bên cạnh đó, đậu nành và các loại đậu còn được coi là có một chút tác dụng bảo vệ thận.
Thay thế một khẩu phần thịt đỏ bằng các nguồn protein khác có thể làm giảm nguy cơ suy thận lên đến 62%.
Tiến sĩ Woon Puay Koh, người tham gia nghiên cứu, cho biết: 'Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những bệnh nhân bị suy thận cũng có thể duy trì lượng protein trong ăn uống nhưng cần xem xét chuyển đổi nguồn cung cấp. Họ nên chọn thịt cá, thịt động vật có vỏ và thịt gia cầm thay thế thịt đỏ. Điều này giúp cho những bệnh nhân suy thận hoặc dân số nói chung đang đang lo lắng về sức khỏe của thận có thể yên tâm hơn về chuyên tiêu thụ thực phẩm chứa protein'
Những phát hiện này được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Thận Mỹ.
Thận có nhiệm vụ lọc máu và giải phóng các chất độc hại từ thực phẩm vào nước tiểu để thải ra ngoài. Một số loại thực phẩm, đặc biệt là khi ăn dư thừa có thể ảnh hưởng đến khả năng lọc và làm hại thận. Tiêu thụ quá mức của các loại thực phẩm chứa protein như thịt đỏ có thể gây áp lực cho chức năng thận.
Thịt đỏ chứa nhiều protein nên thường được những người ăn kiêng. Khi cơ thể phá vỡ protein trong chế độ ăn uống, nó giải phóng một chất gọi là urea vào máu. Thận lọc urê trong máu và chuyển hóa qua nước tiểu ra ngoài. Nếu bạn bị bệnh thận, urê có thể tích tụ trong cơ thể và gây ra các tác dụng phụ bất lợi.
Những nghiên cứu khác cũng chứng minh thịt đỏ không có lợi cho sức khỏe của thận.
Theo một nghiên cứu của Trường Y Harvard, protein động vật, như trong thịt đỏ, chứa purin. Purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Lượng protein động vật dư thừa sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu và có thể dẫn đến sự phát triển sỏi thận.
Còn theo cảnh báo của Viện Tim mạch Stony Brook thì chất béo bão hòa và cholesterol trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh động mạch thận - xơ cứng động mạch.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ (American Journal of Clinical Nutrition), đã chia 17 người tham gia nghiên cứu thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất ăn một chế độ ăn uống bao gồm thịt đỏ, nhóm thứ hai ăn một chế độ ăn uống có liên quan chỉ ăn thịt gà sẫm và nhóm thứ ba ăn một chế độ ăn chay có hàm lượng protein thấp.
Thịt trắng và thịt đỏ dưới góc nhìn khoa học. (Việt hóa bởi SongKhoe.vn)
Những người tham gia ăn theo chế độ ăn uống này trong 4 tuần và sau đó quay trở lại chế độ ăn uống bình thường trong 4 tuần sau đó. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu tìm thấy những người có chế độ ăn không bao gồm thịt đỏ có ít albumin - một sản phẩm chất thải gây tổn thương thận - so với những người ăn thịt đỏ.
Nghiên cứu kết luận rằng thịt đỏ là nhóm thực phẩm có ảnh hưởng chức năng thận cao hơn so với các nguồn protein khác.
Những biểu hiện của bệnh suy thận bao gồm: Mệt mỏi, yếu, mệt thỉu, chán ăn, buồn nôn, nôn, có vị kim loại trong miệng, nấc.
Ngoài ra, người bệnh có thể có các biểu hiện thần kinh như là kích thích, khó tập trung tư tưởng, mất ngủ, chân tay bồn chồn, xoắn vặn...
Khi mức độ urê trong máu cao sẽ khiến bệnh nặng hơn và giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt không đều, đau ngực do viêm màng ngoài tim, loạn cảm.
>> Xem thêm: Những thói quen ăn uống phá hủy thận
(Nguồn: DailyMail, Livestrong)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!