Ngoài mất vệ sinh, những thói quen này còn có thể là biểu hiện của stress, lo âu quá độ, thậm chí là thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, những hành động này còn gây sự khó chịu cho những người xung quanh. Cùng tìm hiểu cách để từ bỏ thói quen xấu này qua bài viết dưới đây.
1. Nhai đá
Theo nghiên cứu, những người thích nhai đá có nguy cơ mắc phải hội chứng Pica - hội chứng thèm ăn 'bậy'. Người mắc chứng bệnh này có thể ăn ngon lành những thứ như phân động vật, đất sét, bụi bẩn, sơn, cát, giấy, than đá…
Theo các chuyên gia, độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá thực sự có thể làm cho răng người ăn bị lung lay, hỏng men răng hay gãy răng.
Hành động nhai đá còn là dấu hiệu của trạng thái cảm xúc không ổn định như stress hoặc thậm chí rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive - Compulsive Disorder - một loại rối loạn tâm lý mãn tính, thường xuyên có ý nghĩ ám ảnh, lo âu vô cớ và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng).
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên từ bỏ thói quen nhai đá lạnh này và gặp bác sĩ tư vấn để xem mình có bị thiếu hụt dinh dưỡng hay mắc bệnh tâm lý lo âu quá độ hay không.
2. Đi đứng thõng vai
Bạn có biết, với cách đứng và ngồi hơi gập lưng về phía trước, phần cơ lưng và dây chằng phải làm việc nhiều hơn để giữ bạn cân bằng. Điều này sẽ khiến bạn bị đau lưng, mệt mỏi, đau đầu và gặp nhiều vấn đề khác.
Tư thế đứng đúng
Để loại bỏ thói quen xấu đó, các chuyên gia cho rằng, bạn nên tập luyện tư thế đi đứng thường xuyên. Khi đứng, vai hơi mở phía sau, ngực ưỡn căng phía trước, đầu gối để thả lỏng thoải mái.
Tư thế ngồi đúng
Khi ngồi, cố gắng để hai chân thẳng, bụng hóp, đầu thẳng, lưng tựa ghế. Ban đầu việc luyện tập ngồi thẳng sẽ khá khó khăn nhưng bạn cần cố gắng để có tư thế đúng - tốt cho sức khỏe.
3. Cắn móng tay
Đây là một thói quen rất mất vệ sinh vì mầm bệnh, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tay ta mỗi khi bạn hoạt động như gõ bàn phím, mở cửa hay dắt thú cưng đi dạo.
Các chuyên gia ở Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, nếu bạn gặm cả phần biểu bì quanh móng thì nguy cơ bị nhiễm trùng móng là khá cao. Cũng giống những thói xấu trên, cắn móng tay là một biểu hiện của các vấn đề liên quan đến cảm xúc.
Cắn móng tay là thói quen mất vệ sinh
Để loại bỏ thói quen đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu bạn coi việc cắn móng tay là thú tiêu khiển khi buồn chán thì nên tìm một vài việc để làm khiến miệng và tay bận bịu như ăn kẹo cao su, chơi nhạc cụ...
Bạn cũng có thể sơn móng bằng các loại sơn có mùi hoặc vị khó chịu để hạn chế cắn móng tay. Còn nếu bạn thường thực hiện hành động này khi lo lắng, stress hay đau buồn thì bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn.
4. Bẻ khớp ngón tay
Thực tế, bẻ khớp ngón tay không hẳn là một thói quen xấu. Có nhiều người khăng khăng rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp nhưng sự thật là chưa hề có bằng chứng khoa học chứng minh điều này.
Tuy nhiên, khi bẻ khớp, cá nhân bạn cảm thấy thoải mái nhưng âm thanh phát ra khiến người xung quanh bạn rất khó chịu và bực bội. Vì vậy bạn cần hạn chế hành động này.
5. Ăn vặt đêm khuya
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn vặt muộn làm giảm quá trình trao đổi chất của bạn. Nếu bạn ăn một túi bỏng ngô khi xem một bộ phim lúc 22h, cơ thể bạn sẽ phải tiêu hóa nó thay vì đốt cháy chất béo.
Thêm vào đó, ăn khuya sẽ phá vỡ giấc ngủ say vì sự quấy rầy của chứng ợ nóng. Bởi vậy, hãy cố gắng đánh răng sau khi ăn tối để giảm ăn vặt khuya, kìm hãm cơn thèm ăn vặt của mình sau 9h tối bởi nó sẽ khiến bạn trở nên 'phát tướng' và có hại cho sức khỏe mà thôi.
6. Vẫn ngủ dù báo thức kêu nhiều lần
Thức dậy khó khăn là một biểu hiện của ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ không tốt. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng cân hay cao huyết áp.
Để tránh gặp rắc rối về sức khỏe, bạn cần cố gắng đảm bảo có một giấc ngủ sâu và đủ lượng, từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn định 10 giờ tối đi ngủ thì hãy lên giường 15 phút trước đó và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, chất kích thích trước khi đi ngủ.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!