Sau khi bị chó hay động vật hoang dã tấn công, không ít người vì chủ quan và cho rằng, tiêm vắc-xin phòng dại sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nên chần chừ hoặc không tiêm. Vậy suy nghĩ này có đúng không?
ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội đã làm rõ vấn đề này như sau:
'Trong thời gian ủ bệnh dại, vi-rút chỉ có mặt trong nước dãi trước khi con vật phát bệnh từ 1-3 ngày. Do đó, nếu con vật đã có vi-rút dại trong nước bọt thì sau khi cắn người, dù có được chích ngừa dại thì con vật vẫn tử vong. Trong trường hợp đã có vi-rút dại hiện diện trong nước dãi, khi con vật cắn người thì hoàn toàn có khả năng lây bệnh.
Vắc-xin phòng dại có một số tác dụng phụ không mong muốn như đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng tại nơi tiêm, sốt, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, rối loạn dạ dày-ruột... Hiếm gặp là các triệu chứng như: dị ứng, sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ. Vì sự an toàn của bản thân, người bị chó hay động vật hoang dã cắn cần đi chích ngừa sớm. Nếu sau khi chích ngừa mũi thứ nhất và theo dõi con vật, sau 10 ngày vật nuôi không chết thì người bị cắn sẽ được chuyển sang phác đồ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm’.
Như vậy trên thực tế, khi tiếp xúc với chó hoặc động vật hoang dã mà cơ thể có các vết cào, xước hay có vết liếm trên da và niêm mạc bị tổn thương... thì dù con vật đó đã được tiêm phòng vắc-xin dại thì cũng không được chủ quan. Tùy theo mức độ vết thương sẽ có biện pháp xử trí dự phòng một cách phù hợp.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dại
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!