Luật nhận con nuôi được quy định rất rõ ràng tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục nhận con nuôi cần những giấy tờ gì, có thể đăng ký nhận con nuôi ở đâu... vẫn là những vẫn đề thắc mắc với nhiều người có nhu cầu nhận con nuôi. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây của Lily & WeCare.
1. Nhận con nuôi ở đâu?
- Làng trẻ mồ côi
Đây là địa chỉ được nhà nước khuyến khích các cá nhân đến nhận con nuôi. Cụ thể đã được quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi như sau: “Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh khác làm con nuôi”.
- Bệnh viện viện, trung tâm y tế, các cơ sở xã hội
Hiện nay, do hoàn cảnh rất nhiều bà mẹ sinh ra nhưng không có khả năng nuôi con, bỏ con tại các bệnh viện, trung tâm y tế hoặc các cơ sở xã hội. Nếu muốn nhận con nuôi, bạn cũng có thể liên hệ và đăng ký với các tổ chức này
- Chùa, cô nhi viện
Chùa hoặc cô nhi viện cũng là một địa chỉ bạn có thể liên hệ để xin nhận nuôi con nuôi. Các bé ở đây đa phần là trẻ mồ côi, bị cha mẹ bỏ lại sau khi sinh do hoàn cảnh đặc biệt, không có khả năng nuôi con.
Người độc thân cũng có quyền nhận con nuôi nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật
2. Thủ tục nhận con nuôi bạn cần biết
Hồ sơ người nhận con nuôi
- Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu của Bộ Tư pháp
- Bản sao hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế theo quy định của pháp luật
- Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: Nếu người muốn nhận con nuôi còn độc thân, phải có văn bản xác nhận tình trạng độc thân do Ủy ban Nhân dân cấp xã trở lên, tại địa phương nơi cư trú cấp; nếu người muốn nhận con nuôi là vợ chồng, cần xuất trình được bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người muốn nhận con nuôi đã ly hôn, cần có bản sao quyết định/bản án ly hôn còn hiệu lực của tòa án; nếu người muốn nhận con nuôi đã kết hôn nhưng có vợ hoặc chồng chết thì cần xuất trình bản sao Giấy chứng tử của người đã chết.
- Giấy khám sức khỏe xác nhận đủ tình trạng sức khỏe để nhận con nuôi: Theo quy định của pháo luật, giấy khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp Huyện cấp trở lên
- Văn bản xác nhận về tình trạng chỗ ở, hoàn cảnh gia đình, chứng nhận thu nhập, điều kiện kinh tế do Ủy ban Nhân dân nơi cư trú cấp, có giá trị không quá 6 tháng tính đến ngày làm hồ sơ trình cơ quan chức năng
Pháp luật quy định chặt chẽ việc nhận con nuôi nhằm đảm bảo cuộc sống của trẻ sau khi được nhận nuôi
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
- Bản sao giấy khai sinh
- Giấy khám sức khỏe được cấp bởi cơ quan y tế cấp Huyện trở lên
- 02 ảnh toàn thân, mắt nhìn thẳng và được chụng trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm làm hồ sơ
- Quyết định tiếp nhận (áp dụng với trẻ ở các cơ sở nuôi dưỡng, bảo trợ)
3. Quy trình xét duyệt nhận con nuôi
Sau khi hoàn thành các giấy tờ trên, cần trình lên Ủy ban Nhân dân cấp xã là cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Sau 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban Nhân dân xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người đã được quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Việc lấy ý kiến phải được tổng hợp và ghi lại bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký (hoặc điểm chỉ) của những người được lấy ý kiến.
Nếu hồ sơ được duyệt, Ủy ban Nhân xã sẽ trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cá nhân, tổ chức làm hồ sơ đăng ký và có trách nhiệm ghi vào sổ hộ tịch trong vòng 20 ngày kể từ khi hồ sơ được duyệt.
Nếu hồ sơ không được duyệt, trong vòng 10 ngày Ủy ban Nhân dân xã có trách nhiệm thông báo cho người nhận con nuôi và phía cha mẹ đẻ, người giám hộ, đại diện của cơ sở nuôi dưỡng trẻ về việc này bằng văn bản. Yêu cầu cần có đầy đủ ý kiến của những người theo quy định tại điều 21, đồng thời nêu rõ lý do hồ sơ không được duyệt.Để đảm bảo hồ sơ đầy đủ, thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của pháp luật, bạn cần tìm hiểu và tham khảo đầy đủ các chế tài pháp luật có liên quan. Nếu gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, bạn cũng có thể tìm đến các cơ quan tư vấn luật pháp để được tư vấn cụ thể nhất.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Để đảm bảo hồ sơ đầy đủ, thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của pháp luật, bạn cần tìm hiểu và tham khảo đầy đủ các chế tài pháp luật có liên quan. Nếu gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, bạn cũng có thể tìm đến các cơ quan tư vấn luật pháp để được tư vấn cụ thể nhất.
>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về luật cho nhận con nuôi tại Việt Nam
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!