Thủ tướng: Lãnh đạo địa phương quyết định đóng cửa cơ sở kinh doanh chưa cần thiết

Thời sự - 11/24/2024

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc thực hiện cách ly xã hội có thể theo quy mô cấp xã, huyện, tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn.

50% ca mắc COVID-19 ở Hà Nội không có triệu chứng

Báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều 15/4 cho thấy, trong 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 một cách nghiêm túc, số ca nhiễm mới COVID-19 ở nước ta chỉ tăng thêm 60 người, giảm 60% so với 2 tuần trước đó. Có nhiều ngày liên tiếp chỉ ghi nhận từ 1 - 4 ca mắc mới. Cơ bản, Việt Nam đã 'làm phẳng' đường cong đồ thị dịch tễ của đại dịch COVID-19.

Thủ tướng: Lãnh đạo địa phương quyết định đóng cửa cơ sở kinh doanh chưa cần thiết

Nguồn: Bộ Y tế

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng phức tạp với 74 người (trong tổng số 114 ca được phát hiện tại Thủ đô, 40 người còn lại phát hiện ngay tại sân bay hoặc khu cách ly tập trung, chưa vào cộng đồng), đa phần liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, đặc biệt là 13 ca phát hiện ở ổ dịch thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh.

Thủ tướng: Lãnh đạo địa phương quyết định đóng cửa cơ sở kinh doanh chưa cần thiết

Nguồn: VTV

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, hơn 50% trường hợp lây nhiễm được phát hiện đều không có triệu chứng, chỉ qua công tác xét nghiệm mới phát hiện được.

Thậm chí, theo Phó Chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý, một số ca bệnh tại Thủ đô phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 sau 2 lần xét nghiệm âm tính. Vì vậy, nhiều khả năng ngoài xã hội vẫn có các trường hợp bệnh nhân đã nhiễm bệnh chưa được phát hiện.

Thủ tướng: Lãnh đạo địa phương quyết định đóng cửa cơ sở kinh doanh chưa cần thiết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp chiều 15/4. Ảnh: VGP

Lãnh đạo địa phương quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết

Tại cuộc họp, Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương. Theo đó có 3 nhóm gồm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp. Các nhóm này không phải bất biến và sẽ xem xét lại để điều chỉnh phù hợp.

Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, TP HCM, Tây Ninh, Hà Tĩnh, sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Cũng có thể trong phiên họp tới, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm.

Với nhóm 'có nguy cơ' gồm 15 địa phương là: Bình Dương, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng.., cần có lộ trình thực hiện Chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm toàn bộ Chỉ thị 15 căn cứ tình hình thực tiễn đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.

Nhóm 'nguy cơ thấp' gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Ngoài nhóm 12 tỉnh, thành 'nguy cơ cao', 15 tỉnh, thành 'có nguy cơ', 36 tỉnh thành còn lại thuộc nhóm 'nguy cơ thấp'. Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ mà các Chỉ thị đã nêu.

Yêu cầu hạn chế, khuyến cáo với 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm, đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu; Việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ; Việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng; Việc tập trung đông người.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm COVID-19.

Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết, kể cả với nhóm nguy cơ và ít nguy cơ.

Thủ tướng cũng cho hay, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn quyết định việc có thể kéo dài thực hiện Chỉ thị 16, 'nếu thấy rằng cần phải áp dụng mạnh mẽ chuyện này'.

Theo Thủ tướng, việc thực hiện cách ly xã hội có thể theo quy mô cấp xã, huyện, tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các ngành chức năng xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch.

Thực hiện ngay gói an sinh xã hội

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến như: Học trực tuyến, thanh toán trực tuyến…; khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các cơ quan nhà nước quyết định cụ thể việc này.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, tránh tình trạng đua xe, tụ tập đông người, không để bất cứ nhóm chống đối nào quậy phá, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe.

Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 63 đội phản ứng nhanh đối với 63 tỉnh, thành phố để khả năng ứng phó kịp thời hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên trong cả nước và kế hoạch thi cử, báo cáo Thường trực Chính phủ trên tinh thần đảm bảo an toàn cho học sinh.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay gói an sinh xã hội với tinh thần 'cứu đói như cứu hỏa', không thể để chậm trễ hơn vì người lao động đang rất khó khăn, không vì thủ tục mà kéo dài việc hỗ trợ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!