Một cô gái người Trung Quốc, họ Trần (25 tuổi) đang sống tại tỉnh Hồ Bắc có sở thích đi bar cùng bạn bè vào mỗi đêm để nghe nhạc. Hàng ngày, cô gái này đều chơi tới hơn 1 giờ khuya mới về nhà rồi sáng ngày hôm sau lại tiếp tục dậy sớm để đi làm.
Ảnh minh họa.
Cho đến một ngày, cô gái này bỗng thấy vùng tai bên trái của mình có cảm giác bị ong ong rất khó chịu, kèm theo đó là chứng mất ngủ hoành hành. Sang ngày hôm sau, cô gái này quyết định tới Bệnh viện Trung Sơn để khám bệnh. Qua kiểm tra tình hình, các bác sĩ đã kết luận cô mắc chứng điếc hỗn hợp, tạm thời phải ở lại điều trị y tế.
Ảnh minh họa.
Sau đó, cô gái này có chia sẻ với bác sĩ về các thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. Bác sĩ đã phân tích ngay cho cô gái này thấy tác hại của việc để màng nhĩ tiếp xúc với sóng cường độ cao trong suốt một thời gian dài ở các quán bar. Ngoài ra, những người thức khuya nhiều cũng sẽ làm các mạch máu rơi vào tình trạng căng thẳng, từ đó gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu vận chuyển lên tai, làm hại trực tiếp tới thính giác của bạn.
Điếc hỗn hợp là chứng bệnh gì?
Đây là tình trạng nghe bị kém khi mà vấn đề nằm ở cả đường dẫn truyền âm thanh, tai ngoài, tai giữa và tai trong (ốc tai) hoặc tại dây thần kinh thính giác. Những người mắc phải chứng bệnh này thường có hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, điếc đột ngột ở một bên tai...
Ảnh minh họa.
Một vài thói quen giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng điếc hỗn hợp:
- Chú ý tránh tiếng ồn quá lớn ở môi trường xung quanh. Không đeo tai nghe để nghe nhạc quá 40 phút.
- Đảm bảo ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải.
Ảnh minh họa.
- Không ngoáy tai bằng đầu que sắc nhọn hay đầu móng tay dài mà nên dùng đúng dụng cụ lấy ráy tai riêng biệt.
- Giữ gìn ống tai ngoài luôn khô thoáng, sạch sẽ. Hạn chế để nước xâm nhập vào tai.
- Tạo thói quen bật loa ngoài khi nhận cuộc gọi đến thay vì áp điện thoại trực tiếp lên tai.
Nguồn: Sohu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!