ThS.BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ (TPHCM) lý giải chuyện tiêm ngừa vaccine HPV có thực sự làm tăng nguy cơ nhiễm HPV như nhiều người đang lo ngại hiện nay. Theo đó, hiện nay có nhiều người lo ngại việc tiêm ngừa vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung sẽ thúc đẩy quá trình nhiễm HPV cao hơn so với người không chích ngừa.
BS Lê Quang Thanh cho biết, hiện nay có nhiều người nhầm khái niệm vaccine. Theo BS Thanh, có nhiều loại vaccine khác nhau. Trong đó, vaccine HPV là vaccine tái tổ hợp. Có nghĩa là không lấy con virus để làm vaccine mà chỉ lấy một phân mảnh của virus để làm vaccine và phân mảnh đó không có tác dụng gây bệnh. Khi tiêm phân mảnh đó vào cơ thể thì sẽ tạo ra kháng thể giúp chống lại việc nhiễm HPV.
Cũng theo BS Thanh, virus HPV khác những virus còn lại như sốt xuất huyết, Zika... Cụ thể, nếu các con virus kia đều vào máu gây bệnh thì virus HPV không vào máu mà qua tiếp xúc, quan hệ tình dục. Virus HPV sẽ xâm nhập vào tế bào ở cổ tử cung, đường sinh dục hoặc qua niêm mạc miệng, hậu môn...
“Chính vì không vào máu nên virus HPV được xem là “siêu nhân” tránh được hệ thống kháng thể của cơ thể con người. Chính vì thế, khi người phụ nữ khi bị nhiễm virus HPV chỉ tạo ra kháng thể rất yếu, cứ sạch nhiễm rồi tái nhiễm”, Giám đốc BV Từ Dũ lý giải.
Trong khi đó, PGS Edward Baker, Giám đốc toàn cầu của Tập đoàn Roche cho biết, trong vấn đề này thì việc giáo dục và tư vấn cho bệnh nhân là hết sức quan trọng. Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì các bác sĩ cần phải tư vấn một cách đơn giản nhưng hiệu quả, phải làm sao để người bệnh loại bỏ được những thông tin sai lệch ra khỏi đầu mình.
Tại Việt Nam, hằng năm có khoảng hơn 5.000 ca mắc mới và hơn 2.500 ca tử vong do ung thư cổ tử cung (UTCTC). Nghĩa là trung bình mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Hiện nay, cứ khoảng 100.000 phụ nữ Việt Nam thì có từ 8-14 người bị mắc UTCTC. Con số này trước đây 20 năm là 30 người.
Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến hàng thứ hai (sau ung thư vú) trong các loại ung thư phụ khoa mà nguyên nhân chính là do nhiễm dai dẳng virus HPV (vi rút gây u nhú ở người). Có hơn một trăm chủng HPV khác nhau, trong đó có 14 chủng được xem là có nguy cơ cao, gây nên hơn 99% ca UTCTC. Và 2 chủng nguy cơ cao nhất là chủng HPV 16 và HPV 18, nguyên nhân gây nên hơn 70% các trường hợp UTCTC. Theo nghiên cứu, phụ nữ bị nhiễm chủng HPV 16 hoặc HPV 18 có khả năng phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung cao hơn gấp 35 lần so với người không nhiễm HPV.
Tiêm ngừa HPV được xem là cách để phụ nữ phòng ngừa UTCTC. Theo khuyến cáo, tuổi tiêm vaccine là từ 9 đến 26, tốt nhất từ 11 đến 12 tuổi, không quan tâm có quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi chích trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên.
Được biết, tại Việt Nam hiện nay có 2 lọai vaccine tiêm ngừa HPV là Cervarix (ngừa 2 chủng virus HPV 16, 18) và Gardasil (ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18). Giá tiêm từ 800.000 - 1,3 triệu đồng/lần (tiêm 3 lần).
Sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Xander
Với hầu hết các loại ung thư, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiên lượng sống. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc ung thư cổ tử cungbao gồm 3 xét nghiệm nhỏ: CA 125, CEA, SCC.
Đến với Xander, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline phía dưới để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Chia sẻ kinh nghiệm đi xạ trị ung thư cổ tử cung
Phụ nữ căng thẳng và trầm cảm dễ nhiễm HPV
9 vấn đề chị em cần lưu ý nếu kinh nguyệt kéo dài sang ngày thứ 8
Nên tiêm ung thư cổ tử cung khi nào thì thích hợp nhất?
Thêm biện pháp mới trong xét nghiệm ung thư cổ tử cung tại Việt Nam
Xem thêm:
- Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắcxin HPV
- Thông tin về tiêm phòng HPV, phái nữ nhất định phải biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!