Thai lưu và sảy thai sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng về cả thể xác và tâm hồn người mẹ, gia đình và người thân. Hơn nữa, tỉ lệsảy thai và thai lưu hiện nay không phải là con số nhỏ. Do đó, việc tìm hiểu về những vấn đề này là hết sức cần thiết để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
1. Thai chết lưu
Thai chết lưu là thai chết sau khi đã đủ 28 tuần tuổi trong bụng mẹ. Thai chết lưu là một thuật ngữ được sử dụng cho trường hợp sảy thai mà đứa trẻ đã chết, nhưng tử cung của người phụ nữ không xuất thai nhi, nhau thai và các mô ra ngoài trong một số tuần, vì vậy người đó có thể không biết rằng thai đã hỏng.
Đặc điểm cơ bản của thai chết lưu là vô khuẩn, mặc dù thai chết và lưu lại trong tử cung nhưng được nút nhầy cổ tử cung bịt kín, dẫn đến mầm bệnh không xâm nhập lên trên cao được. Trái lại một khi đã vỡ ối, nhiễm khuẩn xảy ra rất nhanh và rất nặng. Trong nhiều trường hợp thai chết lưu rất khó tìm thấy nguyên nhân. Khi thai bị chết lưu sẽ gây ra hai nguy cơ lớn cho người mẹ, đó là rối loạn đông máu dưới dạng chảy máu và nhiễm khuẩn nặng khi ối vỡ lâu.
Bên cạnh đó, việc thai lưu còn có những ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý tình cảm người mẹ, đặc biệt là ở những trường hợp hiếm con.
Những dấu hiệu cho thấy thai lưu như ra máu (máu đen, ít một, kéo dài), không đau bụng, không có âm vang thai hay có phôi thai nhưng không có hoạt động của tim thai và siêu âm thấy túi ối bờ méo. Đôi khi rất khó phân biệt khi tuổi thai còn nhỏ. Xét nghiệm βhCG theo dõi và siêu âm lại sau một tuần để biết chính xác nhất.
Tỷ lệ thai chết lưu ở Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vào khoảng 4,4% (1994-1995) so với tổng số trường hợp đẻ tại bệnh viện. Tỷ lệ thai chết lưu ở trung tâm Foch (Pháp) là 0,76%. Miền Tây nước Úc, tỷ lệ thai chết lưu là 0,7% (chỉ tính những trường hợp bị chết sau 20 tuần so với tổng số đẻ).
Để giảm thiểu tình trạng thai lưu, các bà mẹ cần chú ý những điều sau:
- Không hút thuốc.
- Tránh rượu, bia và thuốc trong suốt thời kì mang thai. Vì những chất có trong rượu, bia và thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây sảy thai và thai chết non;
- Chú ý đến những dấu hiệu tiền sản của bạn để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi tốt nhất;
- Đảm bảo cân nặng của bạn trước mang thai và tăng cân trong thời kì mang thai;
- Bảo vệ chính bản thân, tránh nhiễm trùng và hạn chế các loại thực phẩm nghi ngờ về chất lượng hay hạn sử dụng;
- Báo với bác sĩ khi thấy chảy máu âm đạo bất thường hoặc cơn đau bụng bất thường trong ngày;
- Báo với bác sĩ nếu có bất kì dị ứng hoặc khó khăn nào khác trong quá trình mang thai.>>> Xem thêm: Dấu hiệu và cách phòng tránh thai chết lưu
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
2. Sảy thai
Sảy thai là hiện tượng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sống được. Như vậy, sảy thai được định nghĩa là trường hợp thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g. (Theo WHO 2001, sẩy thai được định nghĩa là trường hợp thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 23 tuần và cân nặng dưới 500g).
Đối với mỗi người các dấu hiệu sảy thai có thể sẽ khác nhau, nhưng đặc trưng cơ bản đều có chảy máu (có thể rất ít hoặc rất nhiều) và bị chuột rút – thường là mạnh hơn chuột rút bình thường và có thể khá đau đớn.
Dọa sảy thai là triệu chứng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của việc sảy thai (mặc dù cũng có nhiều phụ nữ có những triệu chứng này khi mới mang thai nhưng sau đó các triệu chứng này biến mất và việc mang thai của họ vẫn bình thường.)
Các triệu chứng của sảy thai sớm như:
- Mất cảm giác điển hình khi mang thai như ngực căng lên và ốm nghén.
- Tiết dịch âm đạo (giống như một đốm chất nhầy, có thể là cả vết máu).
- Ra máu lấm chấm hoặc chảy máu nhiều.
- Chuột rút nhẹ.
Nếu bạn thấy các dấu hiệu này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, người chăm sóc hoặc vào bệnh viện ngay lập tức.
Một số thông tin về thai lưu và sảy thai trên đây sẽ giúp cho các mẹ bầu hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh và an toàn.>>> Xem thêm: Các biện pháp phòng ngừa sảy thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!