Tìm hiểu bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 10/05/2024

Tình trạng loãng xương thường xuất hiện cùng với quá trình lão hoá của cơ thể. Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Khi bị loãng xương, chỉ một va chạm nhẹ cũng dễ khiến người bệnh bị gãy chân, tay,...

Tình trạng loãng xương thường xuất hiện cùng với quá trình lão hoá của cơ thể. Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Khi bị loãng xương, chỉ một va chạm nhẹ cũng dễ khiến người bệnh bị gãy chân, tay,...

Loãng xương là gì?

Loãng xương được định nghĩa là sự giòn của xương do cấu trúc xương bị thay đổi. Trong xương hình thành những lỗ rỗng nhỏ vì canxi bị rửa trôi. Loãng xương làm giảm độ chắc của xương gây ảnh hưởng tới cả chất và lượng của xương.

Hiện nay, loãng xương được chia thành 2 loại là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Nếu như loãng xương nguyên phát chủ yếu liên quan tới quá trình lão hoá của cơ thể thì loãng xương thứ phát thường hình thành do các bệnh lý như cường cận giáp, cường tuyến giáp, hội chứng Cushing; các dị dạng cột sống; các ung thư xương, đa u tuỷ xương;... hoặc do sử dụng một số loại thuốc như corticoid, heparin, phenyltoin... trong thời gian dài, giảm nội tiết tố sinh dục do cắt buồng trứng hoặc do dùng thuốc ức chế...

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh loãng xương và cách điều trị

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Tìm hiểu bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương làm giảm độ chắc của xương

Bệnh loãng xương có diễn biến âm thầm do đó thường khó phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp loãng xương được nhận biết khi cơ thể người bệnh đã xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng với khoảng 30% khối lượng xương bị mất đi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể người bệnh như đau kéo dài do chèn ép thần kinh, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, giảm khả năng vận động,... Trong đó gãy xương (cổ tay, xương đùi, lún đốt sống,...) là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của loãng xương.

Đối với người bệnh gãy cổ xương đùi do loãng xương, có thể dẫn tới các hậu quả sau:
– 10 – 20% người bệnh tử vong trong vòng 1 năm
– 20% người bệnh phải có người trợ giúp suốt cuộc đời còn lại
– 30% người bệnh bị tàn phế, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác

– Chỉ có khoảng 30% có thể hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội nhưng luôn có nguy cơ tái gãy xương.


Tìm hiểu bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Điều trị loãng xương buộc phải kéo dài suốt

Chi phí điều trị loãng xương

Khi bị loãng xương, người bệnh rất khó hồi phục hoàn toàn và buộc phải duy trì điều trị suốt đời. Hàng năm, chi phí cho điều trị loãng xương ở các nước phát triển vẫn không ngừng tăng lên. Riêng ở Mỹ, chỉ trong vòng 12 năm, chi phí dành cho việc điều trị này đã tăng gấp 3,5 lần, từ 5,1 tỷ USD năm 1986 lên 18 tỷ USD năm 1998.

Theo thông báo của Liên đoàn chống bệnh loãng xương Thế giới (IOF), hiện nay, chi phí cho bệnh loãng xương tương đương với chi phí cho bệnh tiểu đường và lớn hơn chi phí cho bệnh Tiểu đường và lớn hơn chi phí cho cả hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ cộng lại (ung thư vú và ung thư tử cung). Chi phí lớn nhất cho bệnh loãng xương là để điều trị biến chứng gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi.

Loãng xương là căn bệnh mà mọi đối tượng và lứa tuổi đều có thể mắc phải, nhất là những người trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Vì thế, chúng ta cần tự xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể qua chế độ ăn uống kết hợp với viên canxi – vitamin D và thường xuyên tập thể dục thể thao để phòng tránh căn bệnh này.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn uống hợp lý ngăn ngừa bệnh loãng xương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!