Bệnh phong hay còn gọi là phong cùi, cùi, hủi. Phong là một căn bệnh do trực khuẩn có tên Hansen gây ra, để lại những di chứng, dị tật và tàn tật không thể điều trị. Bệnh phong có lây không và lây thì lây như thế nào?. Bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ trả lời cho bạn.
Bệnh phong hay còn được gọi là bệnh cùi, bệnh hủi. Ngày nay khoa học đã chứng minh được bệnh phong là một bệnh do nhiễm trùng mạn tính gây ra bởi loại vi trùng phong có tên là Hansen gây ra. Bệnh phong không phải là một loại bệnh có yếu tố di truyền, không gây chết người. Bệnh chủ yếu gây ra những tổn thương ở da và các dây thần kinh ngoại biên. Vì thế những biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh là những tổn thương da hơi đỏ và mất dần cảm giác kèm đau nhức trầm trọng và bị nóng lạnh không đồng nhất tại chỗ bị nhiễm phong.
>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc bệnh phong có di truyền không?
Bệnh phong có lây không?
Y học hiện đại ngày nay cũng đã phát hiện ra rõ nguyên nhân gây ra bệnh cũng như những cơ chế hình thành bệnh. Có thể khẳng định rằng bệnh phong là loại bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người qua người.
Bệnh Phong do trực khuẩn gây ra và có thể lây nhiễm
Vậy thì bệnh phong lây qua con đường nào?
Bệnh phong do trực khuẩn gây ra, loại vi khuẩn này hình thành và phát triển trong đường bài xuất là đường hô hấp và đường xuất tiết dưới da vì vậy nguồn lây nhiễm bệnh chủ yếu cũng là theo 2 con đường này.
Lây nhiễm phong qua đường hô hấp:
Đối với những người mắc bệnh phong nhưng không được điều trị bệnh kịp thời thì mỗi một ngày người bệnh có thể giải phóng ra bên ngoài ra qua đường thở và đường xuất tiết qua chất dịch tiết ra ở mũi, khoảng 100 triệu trực khuẩn phong. Khi ra đến môi trường bên ngoài trực khuẩn phong thường có thể sống tiếp từ 1-2 tuần nhất là ở những môi trường tối và ẩm ướt. Do vậy người bình thường chỉ cần tiếp xúc với môi trường nơi người mắc bệnh phong mới sống tại đó thì cũng nguy cơ mắc phải bệnh. Mặc dù trường hợp này không cao.
Lây nhiễm qua đường tiếp xúc:
Bệnh phong lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc da và viêm mạc có tổn thương, bị trầy xước, Mặt khác trực khuẩn phong thường sinh sản chậm với chu kỳ từ 12 - 13 ngày dù không có vật chủ trung gian để truyền bệnh. Đối với những người đã có sự tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh phong hoặc là đồ dùng cá nhân như là quần áo, bát đũa ăn... thường cũng có nguy cơ mắc phải bệnh phong cao. Tuy nhiên trực khuẩn trên vật trung gian rất dễ bị giết chết rất bằng các loại thuốc như là Rifampicin, ofloxacin..., và dễ mất hoạt tính khi tiếp xúc với xà phòng và ánh nắng.
>>> Xem thêm: Người mắc bệnh phong có lây nhiễm không?
Cách phòng bệnh phong như thế nào?
5 dấu hiệu âm thầm của bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
Nicotin trong thuốc lá làm tăng phản ứng viêm nhiễm
Tác dụng phụ không mong muốn của nước nóng
Có nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung DHEA?
Các tình trạng của da có liên quan tới dị ứng thực phẩm
Phong là một bệnh nguy hiểm và dễ lây lan mầm bệnh tuy nhiên đây cũng là một loại bệnh mà mầm bệnh rất dễ bị tiêu diệt. Hơn nữa bệnh phong thường rất khó và lây lan rất chậm do những đặc trưng về mặt dịch tễ của các loại vi trùng phong. Sự lây lan của vi trùng phong còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể người tiếp xúc với mầm dịch.
Vì thế, khi vùng da của người không mắc bệnh bị trầy xước và tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị trầy xước của người mắc bệnh phong hoặc qua vật trung gian thì cần ngay lập tức rửa tay lại bằng xà phòng, trong vòng hai phút trực khuẩn phong sẽ chết hoặc là bạn có thể để tay ngoài ánh nắng cũng trong vòng hai phút thì trực khuẩn cũng sẽ chết. Ngoài ra, việc tắm rửa hàng ngày cũng là một cách để ngăn ngừa bệnh phong.
Bệnh phong là một căn bệnh rất khó điều trị và dễ lây lan vì thế rất nhiều người hiểu nhầm về căn bệnh này, dẫn đến ghê sợ và kì thì người bị phong. Qua bài viết này hi vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh phong, bệnh phong có lây không và lây qua con đường nào. Từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về loại bệnh này.
>>> Xem thêm: Bị bệnh phong kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!