Ăn dặm là việc làm cần thiết và quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển ở trẻ nhỏ, thông thường các bà mẹ sẽ cho con ăn dặm khi trẻ vừa tròn 6 tháng tuổi. Cũng có những trường hợp ăn sớm hơn, hoặc ăn muộn hơn tùy vào biểu hiện ăn uống của con mà mẹ cần quan sát để đáp ứng. Và hiện nay ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được khá nhiều các bà mẹ áp dụng, vậy bạn có biết thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi như thế nào hay không? Hãy cùng Lily & WeCare tham khảo qua bài viết dưới đây.
Lưu ý chung khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm theo kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm sức, nhưng thay vào đó kết quả đạt được có thể vượt ngoài mong đợi của bạn. Để có thể áp dụng thành công phương pháp ăn dặm này, bạn cần lên kế hoạch cho thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ ngay từ khi bắt đầu. Và trong suốt quá trình thực hiện, mẹ nên lưu ý những điểm đặc biệt dưới đây:
- Hạn chế việc nêm nếm gia vị cho bé, nhất là nêm muối vào thức ăn.
- Nên cho con ăn ở một giờ cố định.
- Thực đơn hàng ngày của con sẽ phải có tinh bột, chất đạm và vitamin.
- Ngày đầu chỉ cần cho bé ăn thức ăn nấu loãng, sau đó tăng độ đặc lên theo sự phát triển của trẻ.
- Thay đổi thực phẩm liên tục vào các ngày.
- Cho trẻ ăn từng loại thức ăn riêng biệt, chứ không trộn lẫn vào nhau.
- Chủ động tăng thêm các bữa ăn, cũng như lượng thực phẩm theo nhu cầu của trẻ. Tuyệt đối không bắt ép, quát mắng để ép con ăn nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật và những điều có thể mẹ chưa biết
Khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên cố gắng đa dạng các loại thức ăn
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5-6 tháng tuổi
Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ đã có thể cho con ăn dặm bắt đầu khi trẻ được 5 tháng tuổi, dựa vào biểu hiện ăn uống của con mà bạn có thể đáp ứng chứ không nhất thiết phải đợi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Đây là lần đầu tiên trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm, bé sẽ tập nhai và nuốt nên thức ăn cho trẻ lúc này chủ yếu là cháo loãng và nhuyễn. Không nên nấu cháo quá đặc, quá khô trẻ sẽ khó nuốt và dễ bị nghẹn.
Mẹ có thể nấu lấy nước dashi, hoặc thay thế nước hầm xương để nấu cháo cho con ăn cũng đều được. Bước sang tuần kế tiếp mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm như cà rốt nghiền, khoai lang nghiền, khoai tây nghiền, đậu phụ nghiền, lòng đỏ trứng, cá quả dằm... và cho trẻ ăn kèm thêm sữa chua không đường.
Vào tuần thứ 3, mẹ sẽ tăng cường cho con các thực phẩm giống như tuần trước đó. Nhưng thay vì cho trẻ ăn cháo, mẹ nên thay đổi sang bún hoặc miến. Bổ sung thêm các thực phẩm khác, như su hào, cải bó xôi, cá quả dằm, đậu phụ...
Sang tuần thứ 4, có thể cho vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của trẻ một số thức ăn được chế biến từ bí đỏ, bột nếp, củ cải, phô mai...
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7-8 tháng tuổi
Khi trẻ bước qua 7 tháng tuổi, có thể thấy rằng con đã làm quen được với cách nhai và mùi vị của nhiều loại thức ăn. Vì vậy thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cũng sẽ có phần thay đổi, mẹ có thể cho con ăn đặc và thô hơn một chút so với tháng trước. Ngoài ra ở cuối bữa ăn, bé cũng nên được cho dùng thêm một số món ăn tráng miệng chuối và đu đủ nghiền, nước cam, nước táo...
Trong giai đoạn này, mẹ đã có thể kết hợp nấu cháo với các thực phẩm khác. Ví dụ như cháo thịt đậu bắp, cháo khoai lang gan gà, cháo đậu bắp rong biển... Một ngày mẹ có thể cho con ăn khoảng 3 món ăn, và tăng cường lên 2 bữa mỗi ngày.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ lúc này, nên có thêm những món súp kèm theo. Một số loại súp mẹ dễ dàng thực hiện đó là súp bí đỏ, súp cá rau cải, súp khoai tây... Và mẹ nên nhớ rằng trong ngày cũng cần xen kẽ các món ăn, để tạo thành thực đơn khác mùi vị để trẻ không bị ngán. Cũng như kích thích được vị giác ăn uống cho trẻ sau này.
Khi trẻ được 7 tháng tuổi, con có thể ăn lên 2 bữa mỗi ngày
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 9 - 11 tháng
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Lúc này, con bạn đã khá quen thuộc với các bữa ăn hàng ngày. Và mẹ có thể tăng cường cho con lên 3 bữa ăn chính, kèm theo các nữa ăn dặm phụ với bánh và sữa. Và nếu trẻ ăn tốt, phát triển rõ ràng thì có thể xem như thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của mẹ đã thành công.
Đến đây các bà mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, khi con có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau mà không bị chứng kén ăn. Và bạn cũng đã có phần thoải mái trong việc lựa chọn hay chế biến thực phẩm, vì bây giờ con có thể ăn thêm những món ăn như hấp, xào, luộc.
Một số món ăn, mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho trẻ trong tuổi này như: thịt băm sốt cà chua, thịt viên sốt chua ngọt, cá hồi hấp, gan gà xào cải, canh bí, mỳ hoặc phở nấu, cá hồi nấu súp lơ, canh trứng....
>>> Xem thêm: Cần tuân thủ thực đơn như thế nào khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!