Tìm hiểu về hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh 1

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Rôm sảy là hiện tượng viêm da rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này làm cho da bé ngứa rát và vô cùng khó chịu. Vì vậy phải làm thế nào khi trẻ bị rôm sảy là câu hỏi mà nhiều bà mẹ vẫn luôn quan tâm. Bài viết này, Lily & WeCare xin chia sẻ với bạn một số thông tin về rôm sảy để các bà mẹ có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này cho bé ở nhà.

Rôm sảy là hiện tượng viêm da rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này làm cho da bé ngứa rát và vô cùng khó chịu. Vì vậy phải làm thế nào khi trẻ bị rôm sảy là câu hỏi mà nhiều bà mẹ vẫn luôn quan tâm. Bài viết này, Lily & WeCare xin chia sẻ với bạn một số thông tin về rôm sảy để các bà mẹ có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này cho bé ở nhà.

Triệu chứng nhận biết rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy là một bệnh lý trên da ở trẻ rất dễ nhận biết với những biểu hiện và triệu chứng đặc trưng.

  • Xuất hiện một hoặc nhiều đám, mảng những nốt nhỏ li ti trên những vùng da dễ tiết mồ hôi như trán, cổ, lưng ngực, nách, bẹn.
  • Những nốt phát ban do rôm sảy thường là những mụn nước nhỏ có màu hồng, đôi khi xen kĩ lẫn cả màu trắng.
  • Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, với trẻ sơ sinh thì biểu hiện sẽ là quấy khóc, còn với trẻ nhỏ lớn hơn sẽ có hành động đưa tay gãi làm xước những mảng da ở vùng bị rôm sảy.
  • Khi thời tiết mát mẻ, những nốt rôm sảy sẽ lặn mất nhưng nếu thời tiết nóng bức chúng sẽ lại xuất hiện và làm trẻ khó chịu trở lại.

Tìm hiểu về hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
                    
                    
                        
                        1

Rôm sảy là những nốt nhỏ li ti trên những vùng da dễ tiết mồ hôi như trán.

Tùy vào từng triệu chứng xuất hiện rôm sảy trên da trẻ để nhận định mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh. Rôm sảy thường được phân làm 3 mức độ khác nhau:

  • Rôm sảy kết tinh là mức độ nhẹ nhất. Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là những nốt mụn nước nhỏ, nông và xung quang có sẩn. Những nốt này chỉ mọc trên lớp da ngoài cùng (lớp sừng), dễ vỡ nhưng nhanh lành da và không gây ngứa rát cho trẻ. Rôm sảy kết tinh thường hay gặp ở trẻ sơ sinh.
  • Rôm sảy đỏ là những nốt sẩn đỏ xuất hiện trên tầng thượng bì của da. Ở trường hợp này, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Trẻ sơ sinh sau một tháng tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt rôm sảy đỏ này.
  • Rôm sảy sâu là trường hợp nặng nhất nhưng lại rất hiếm gặp hơn hai loại trên. Đây là một loại tổn thương xảy ra ở lớp bì sâu dưới da. Rôm sảy sâu không gây ngứa rát nhưng lại làm bí tắc lỗ chân lông khiến cho mồ hôi không thoát ra được gây nên những biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm trùng, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh do sốc nhiệt.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh rôm sảy ở trẻ

Nguyên nhân của rôm sảy

Bệnh lý rôm sảy là một dạng phản ứng viêm của da do bị bít lỗ chân lông kích thích gây nên. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn làm cho mồ hôi không thoát ra được bị ứ đọng lại làm xuất hiện những nốt viêm hay còn gọi được nốt rôm sảy. Việc bí tắc lỗ chân lông ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan gây nên:

  • Thời tiết nóng, độ ẩm cao khiến cho việc bài tiết mồ hôi khó khăn là một nguyên nhân gây nên hiện tượng rôm sảy.
  • Trẻ nhỏ thường nghịch ngợm, hiếu động làm tăng việc tiết và ứ đọng mồ hôi
  • Việc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến mồ hôi không thoát được bị tắc nghẽn cũng là một nguyên nhân gây nên rôm sảy.

Xử lý và phòng ngừa rôm sảy cho trẻ

Tìm hiểu về hiện tượng rôm sảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
                    
                    
                        
                        1

Tắm bằng nước sạch hàng ngày cho bé là một biện pháp điều trị và hòng tránh rôm sảy hiệu quả.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng rôm sảy cho trẻ là do bí tắc việc thoát mồ hôi gây nên. Vì vậy luôn để da trẻ được thoáng mát là điều cần thiết trong việc điều trị và phòng ngừa rôm sảy. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi đối diện với tình trạng rôm xảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh, tắm bằng nước sạch hàng ngày cho bé, có thể tắm cho trẻ bằng mướp đắng, chè xanh, lá sài đất, kinh giới...
  • Mặc quần áo bằng vải mềm, thoáng mát, thấm mồ hôi để da trẻ luôn khô ráo
  • Tránh cho trẻ ăn đồ nóng, nếu trẻ vẫn còn bú mẹ thì mẹ cũng phải kiêng những đồ nóng
  • Tuyệt đối không để trẻ gãi sẽ làm những vết rôm sảy bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da
  • Đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy tình trạng rôm sảy kéo dài và lan rộng ra khắp cơ thể bé.

Rôm sảy không phải là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng lại vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí đau rát da trẻ vì vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và có cách điều trị kịp thời cho trẻ. Ngoài ra, luôn giữ da trẻ trong tình trạng khô, thoáng là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa rôm sảy.

>>> Xem thêm: Một số cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!