Những điều bạn có thể làm để đối phó với cảm xúc:
- Yêu cầu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và những người khác. Chỉ cần một ai đó quan tâm và lắng nghe cũng có thể rất hữu ích. Nếu bạn bè hoặc gia đình không thể hỗ trợ, hãy tìm những người khác.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe (như nhân viên xã hội, chuyên gia tâm lý, hoặc chuyên gia y tế được cấp phép khác) và các nhóm hỗ trợ.
Bạn có thểYêu cầu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và những người khác. (Ảnh minh họa: Internet)
- Tìm sự hỗ trợ về tinh thần qua việc cầu nguyện, thiền, hoặc bài tập khác mà có thể giúp bạn thấy bình an.
- Chú ý đến nhu cầu thể chất mà bạn cần như nghỉ ngơi, dinh dưỡng, và các biện pháp tự chăm sóc khác.
- Tìm cách bày tỏ cảm xúc của bạn, như nói chuyện, âm nhạc, hội họa hoặc sáng tác.
- Tự cho mình khoảng thời gian và không gian riêng tư.
- Đi bộ hoặc tập thể dục. Hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch cụ thể trước khi bắt đầu chương trình tập luyện hoặc hoạt động mới.
- Tìm hiểu những điều mang lại lợi ích cho các bệnh nhân và gia đình khác cũng đang đối phó với ung thư, nói chuyện với những người được chẩn đoán cùng loại ung thư với bạn.
- Thay đổi trong chính ngôi nhà để tạo một môi trường sống lành mạnh; nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.
Việc luôn cảm thấy buồn, khó ngủ, hoặc có suy nghĩ về việc tự tử là những dấu hiệu cho thấy bạn cần sự giúp đỡ về chuyên môn. Các dấu hiệu khác mà bạn có thể cần sự giúp đỡ bao gồm cảm giác hoảng loạn, lo âu căng thẳng, hoặc khóc liên tục. Nếu cần có sự giúp đỡ về chuyên môn, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá nhé.
>> Xem thêm:
Tư vấn trực tiếp: Phòng chống ung thư vú
Nguy cơ ung thư vú từ thức ăn đường phố
Để cuộc 'yêu' hoàn hảo sau phẫu thuật ung thư vú
Hỏi đáp về bệnh ung thư gan
Vân Doãn (Cancer)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!