Bố mẹ nào cũng mong con mình tăng cân và phát triển tốt. Tuy nhiên nhiều trường hợp, bé lại không tăng cân được như mong muốn. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những thông tin về tình trạng khó tăng cân ở trẻ. Từ đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì trong tình huống này.
1. Con tôi khó tăng cân. Tôi có nên lo lắng không?
Nếu con bạn vừa ốm, bé có thể sụt vài cân, nhưng bé sẽ sớm tăng cân trở lại. Nếu bé không sụt ký nào nhưng lại chậm tăng cân, có thể đó chỉ là tình trạng chậm tăng trưởng bình thưởng ở trẻ.
Tuy nhiên nhìn chung, con bạn nên tăng cân chứ không nên giảm cân. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé sẽ giúp bạn đánh giá tỉ lệ tăng trưởng của bé so với những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
Đương nhiên, mỗi trẻ có tỉ lệ tăng trưởng khác nhau, nhưng nếu con bạn đang duy trì tăng trưởng ổn định ở vào bách phân vị thứ 80 về cân nặng rồi đột nhiên tụt xuống bách phân vị thứ 10, bạn cần phải trao đổi ngay với bác sĩ, xem xem tình hình cân nặng của con bạn nếu như bạn thấy cháu tăng trưởng chậm dần đều. Tuy nhiên, về cơ bản, việc tăng trưởng chậm cũng không phải là điều quá đáng lo ngại.
2. Bác sĩ sẽ làm gì?
Bác sĩ sẽ kiểm tra thể trạng con bạn và hỏi bạn vài câu hỏi để xác định xem bé có vấn đề gì không, và nếu có bất cứ vấn đề gì, thì nguyên nhân của nó có thể là gì. Ngoài tỉ lệ tăng trưởng. bác sĩ cũng sẽ xem xét các yếu tố khác để đánh giá tình trạng của bé.
Nếu con bạn có những mốc phát triển tương đối đúng tốc độ, bé vẫn gắn kết với bạn, và trông bé vẫn vui vẻ khỏe mạnh, thì có lẽ bé vẫn rất bình thường.
Nếu bác sĩ phát hiện trẻ không phát triển đúng theo tỉ lệ phát triển khỏe mạnh, có thể bác sĩ sẽ chẩn đoán trẻ “khó tăng cân” hoặc “chậm lớn”. Các tiêu chí để bác sĩ chẩn đoán có thể bao gồm:
- trẻ tụt xuống dưới bách vị phân thứ 3 về cân nặng trên biểu đồ tăng trưởng
- nhẹ hơn 20% so với cân nặng lý tưởng phù hợp với sức khỏe của trẻ
- giảm từ 2 kênh bách vị phân trở lên trên biểu đồ tăng trưởng kể từ lần khám gần nhất
Nếu con bạn không tăng cân, việc tìm ra nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp - đặc biệt là trong 3 năm đầu đời – là yếu tố quan trọng cho sự phát triển về thể trạng và tinh thần của trẻ.
Bác sĩ có thể yêu cần làm các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác, giám sát lượng calo trẻ hấp thụ trong một khoảng thời gian. Đôi khi nguyên nhân lại rất đơn giản, cũng có khi rất phức tạp. Bác sĩ cũng có thể dẫn bạn tới các bác sĩ nhi khoa chuyên khoa dạ dày, chuyên gia dinh dưỡng để có những đánh giá và điều trị phù hợp.
Đây có thể là quãng thời gian mệt mỏi và gây nản lòng. Sẽ rất khó khăn khi phải nghe tin con mình chậm phát triển, nhưng quan trọng là bạn phải giữ tinh thần, đừng đổ lỗi cho bản thân hoặc cảm thấy mình không phải là cha mẹ tốt, không biết chăm sóc con cái.
3. Nguyên nhân khó tăng cân ở trẻ có thể là gì?
Có thể có vài nguyên nhân gây ra chứng khó tăng cân ở trẻ, buộc lòng bác sĩ phải dành hàng tháng để tiến hành cách xét nghiệm và nghiên cứu chế độ ăn của trẻ, tiền sử bệnh, mức độ hoạt động và các nguyên nhân có thể gây ra căng thẳng trước khi tìm ra căn nguyên vấn đề.
Nhìn chung, nếu con bạn không tăng trưởng theo tỉ lệ tăng trưởng khỏe mạnh, điều đó có nghĩa là bé ăn không tốt hoặc không thích ăn, không ăn đủ dinh dưỡng phù hợp. Nếu con bạn bị ốm, cơ thể bé cần nhiều calo hơn. Một trận ốm sẽ làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng của trẻ. Các bệnh đường ruột như tiêu chảy, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa hoặc cơ thể không dung nạp sữa có thể dẫn đến chứng khó tăng cân.
Biếng ăn là nguyên nhâ phổ biến khiến trẻ không tăng cân
Trong một số trường hợp hiếm gặp, chứng khó tăng cân có thể là do vấn đề về phổi, như xơ nang; vấn đề về hệ thần kinh, như bại não; vấn đề nhiễm sắc thể, như hội chứng Down; bệnh lý tim mạch; thiếu máu, rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết, như thiếu hụt hormone tăng trưởng. Nếu nguyên nhân rơi và một số trường hợp trên, con bạn cần được phát hiện bệnh sớm.
4. Bác sĩ sẽ điều trị chứng khó tăng cân như thế nào?
Khi bạn và bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân, bạn có thể bắt đầu điều trị bệnh cho con bằng cách cho trẻ uống thuốc và tăng lượng calo trong khẩu phần ăn, nếu cần thiết.
Tăng lượng calo trong khẩu phần ăn của trẻ đồng nghĩa với việc khuyến khích trẻ sử dụng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giàu calo bất cứ lúc nào có thể. Thực phẩm nên lựa chọn bao gồm các chế phẩm làm từ sữa (sữa, phomai, phomai ít béo, sữa chua, kem, pudding, súp làm từ sữa), trứng, trái bơ, bánh mỳ lúa mỳ và pastas, bánh rán làm từ trứng (pancakes), khoai tây nghiền, bơ hạch và ngũ cốc nóng.
5. Có phải khi mắc chứng khó tăng cân, trẻ sẽ luôn nhỏ bé hơn bình thường?
Điều đó phụ thuộc vào nguyên nhân đằng sau tại sao trẻ lại chậm tăng cân. Nếu trẻ đã điều trị thuốc một thời gian dài, có khả năng trẻ sẽ luôn nhỏ bé hơn bình thường. Mặt khác, nếu tình trạng dễ dàng được cải thiện, trẻ có thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng khi lớn nhanh hơn bình thường trong một khoảng thời gian nhất định.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mụcSống khỏe của Lily & WeCare.
Nguồn: Baby Center
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!