Rụng tóc là một cơ chế sinh học trong cơ thể con người. Tuy nhiên, rụng tóc nhiều mà không rõ nguyên nhân là điều khiến bất cứ ai cũng phải lo lắng, thậm chí còn nghi ngờ bản thân mắc bệnh ung thư. Thực tế thì tình trạng rụng tóc có phải là bệnh không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết mà Lily & WeCarecung cấp dưới đây.
Những kiến thức hữu ích về tình trạng rụng tóc bạn cần biết
Rụng tóc là dấu hiệu sinh lý bình thường có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, khi tóc rụng bất thường với số lượng nhiều, mặt khác nếu nhận thấy khả năng phục hồi ít hoặc tóc khó mọc trở lại thì bạn không nên chủ quan. Bởi theo nhận định của các chuyên gia, việc bỏ qua những cảnh báo khoa học về vấn đề rụng tóc có thể khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Tóc rụng số lượng nhiều mà không mọc trở lại là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Vậy tình trạng rụng tóc có phải là bệnh không?
Theo Tiến sĩ Vicenzo Manici (chuyên gia nghiên cứu về bệnh rụng tóc) với nhiều năm kinh nghiệm ông cho biết: Tình trạng rụng tóc nếu ít là điều bình thường ai cũng có thể bị, tuy nhiên nếu rụng tóc nhiều mà không mọc trở lại thì có thể là triệu chứng cảnh báo 1 số bệnh lý sau:
Bệnh lý về da đầu
Rụng tóc nhiều là một phản ánh cho thấy tình trạng da đầu yếu hoặc đang gặp phải các vấn đề như: Nấm da đầu, vảy nến, các tổn thương gây viêm, tạo mủ, teo da, xơ cứng biểu bì khu trú, bệnh muxin nang lông hay ung thu tế bào gai ở da đầu,....
Khi tuyến giáp hoạt động quá mạnh mẽ hoặc kém đi thường làm cho lượng hormone trong cơ thể tăng - giảm đột ngột từ đó khiến cho các sợi tóc bị rụng đi nhanh chóng. Trường hợp này, bạn có thể phát hiện bằng cách đi xét nghiệm kiểm tra máu, hoặc đo lượng hormone trong tuyến giáp.
Hội chứng đa nang buồng trứng ở nữ giới
Rụng tóc nhiều cũng có thể là một triệu chứng của bệnh đa nang buồng trứng ở nữ. Bởi khi mắc phải bệnh này, sẽ làm cho quá trình sản sinh, điều chỉnh nội tiết tố của nữ giới bị xáo trộn, thường là tăng hoặc giảm đột ngột, dẫn tới chân tóc yếu và dễ rụng hơn.
Bệnh thiếu sắt
Hàm lượng sắt trong cơ thể của mỗi người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các nang tóc, do vậy khi nhận thấy tóc rụng quá nhiều và khả năng mọc lại ít, bạn nên nghĩ đến tình trạng cơ thể bị thiếu sắt và cần đi kiểm tra ngay để có hướng giải quyết phù hợp, tránh để lâu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ.
Liệu pháp trị da đầu khô và ngứa tại nhà
Rụng tóc nỗi sợ hãi của nhiều người
6 tác dụng đáng ngạc nhiên của dầu dừa
5 điều cần nhớ trước khi cấy ghép tóc
Vui chơi ngày lễ cùng 12 mẹo bảo vệ da và tóc hiệu quả
Hệ miễn dịch rối loạn
Khi bị rụng tóc nhiều người vẫn chủ quan cho rằng đó chỉ là biểu hiện bình thường mà không hề biết rằng chúng chính là biểu hiện của một tình trạng đáng báo động trong cơ thể. Khi chế độ ăn uống của bạn không phù hợp, stress, thiếu ngủ kéo dài...Sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng, giảm sút sức đề kháng và một trong những hệ lụy mà nó để lại đó là làm cho tóc bị gãy rụng nhiều hơn.
Tình trạng rụng tóc có phải là bệnh không? nếu tóc rụng ít và nhanh mọc trở lại thì bạn không cần phải lo ngại vì đó là điều bình thường. Nhưng nếu kéo dài, lượng tóc rụng nhiều và khó có khả năng phục hồi thì bạn nên đi khám ngay để biết nguyên nhân cũng như khả năng mình mắc bệnh gì. Hãy cẩn trọng với những điều bình thường nhất để không phải nhận lấy những hậu quả đáng tiếc về sau.>>> Xem thêm: Mách bạn ngay những cách trị rụng tóc hiệu quả nhất
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!