Sau thời gian dài vắng bóng và được coi là tuyệt chủng, rận mu lại xuất hiện và gây bệnh nghiêm trọng cho các lứa tuổi. Mọi người phải hết sức cẩn trọng!
Rận mu là gì?
Rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis. Đây là loại rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh, sống ký sinh ở vùng lông mu của con người và có thể tràn qua các khu vực khác trên cơ thể như tóc, lông nách, thậm chí lông mi.
Quá trình phát triển của một con rận mu
Chân loại rận này có nhiều móng vuốt cong như càng cua nên chúng bám rất chắc vào các sợi lông trên cơ thể con người. Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông, chỉ ló phần đầu ra ngoài nên rất khó khăn trong việc phát hiện và bắt chúng.
Kích thước thông thường của rận mu là 1,3-2 mm, màu trắng và có khả năng biến đổi màu giống với màu da người. Loại côn trùng này gây nên bệnh rận mu, hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt là nam giới - ‘rừng rậm’ của cánh mày râu rậm rạp và cứng hơn so với nữ giới nên rận mu có thể tha hồ ‘tung hoành’ mà không bị văng ra ngoài.
Những con rận mu thích trú ngụ trên cả lông mi và đẻ rất nhiều trứng
Triệu chứng
Người bị rận mu hút máu sẽ có cảm giác ngứa ngáy liên tục hoặc xuất hiện những cơn ngứa dữ dội ở khu vực bị chúng tấn công. Cơn ngứa có thể dữ dội hơn trong 2 hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh. Khu vực có rận mu sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc ở một số người có những chấm nhỏ màu xám đen hoặc xám xanh kéo dài trong nhiều ngày.
Vì ngứa ngáy nên người bệnh thường gãi liên tục, khiến vùng da nhiễm bệnh bị trầy xước, tổn thương, da bị viêm loét, mưng mủ, mọc mụn…
Khi mắc bệnh, sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, đau mỏi cơ bắp, mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc nổi hạch ở cổ.
Con đường lây nhiễm
Rận mu lây từ người sang nguời chủ yếu qua con đường tình dục. Ngoài ra, các vật trung gian như quần áo, chăn màn, giường, chiếu, tấm trải giường… cũng khiến rận mu phát tán và lây lan.
Hình ảnh phóng đại của rận mu dưới kính hiển vi
Cách phòng và trị bệnh
- Khi bị rận mu cắn, bạn nên chủ động đi khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có thuốc bôi đặc trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi khi chưa có sự chỉ dẫn của những người có chuyên môn, để bệnh mau khỏi và không gây hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, nhất là bộ phận sinh dục. Có thể ‘dọn cỏ’ vùng kín để hạn chế môi trường sinh sống của rận mu.
- Không sử dụng chung quần áo, đặc biệt là đồ lót với người đã mắc bệnh.
- Thường xuyên giặt chăn gối, ga trải giường, chiếu, màn để tránh mầm bệnh.
- Tránh ngủ chung giường chiếu với người đã mắc bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!