Tôi nên làm gì nếu bé bị động vật cắn?

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Tôi nên làm gì nếu bé bị động vật cắn?

Tôi nên làm gì nếu bé bị động vật cắn?

Tôi nên làm gì nếu bé bị động vật cắn?

Bạn nên làm gì khi bé bị động vật cắn phụ thuộc vào tình hình vết thương. Nếu vết thương rất nhỏ - không to hơn một vết trầy xước trên bề mặt - hãy rửa cẩn thận khu vực trầy xước ấy với xà phòng và nước. Bôi thuốc mỡ kháng sinh hai lần một ngày.

Che vết thương của bé bằng băng gạc nếu nó nằm trên bộ phận dễ dính bẩn. Nếu không, hãy để vết thương tiếp xúc với không khí.

Nếu da bị tổn thương và chảy máu, chấn thương có thể nghiêm trọng. Sử dụng một miếng gạc hoặc vải sạch băng bó vết thương và siết chặt bằng ngón tay.

Nếu việc băng bó vẫn không ngừng chảy máu trong một vài phút, hãy gọi 911 để được chăm sóc y tế khẩn cấp. (Động vật cắn vào mặt và cổ của bé đặc biệt nguy hiểm bởi vì chúng có thể làm hở các mạch máu lớn.)

Ngay cả khi máu ngừng chảy, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức để xác định xem con bạn cần khâu hoặc điều trị y tế khác. Bé bị động vật cắn có nhiều khả năng bị lây nhiễm hơn các loại vết cắn khác, vì vậy các bác sĩ có thể kê liều thuốc kháng sinh.

Tôi có nên lo lắng về bệnh dại?

Hầu hết những con chó và mèo ở Mỹ đều được tiêm phòng bệnh dại, vì vậy chúng không mang virus gây bệnh. Nếu bạn biết các chủ sở hữu của con vật là ai, hãy yêu cầu họ cung cấp tài liệu mà động vật đã được tiêm phòng. (Bạn có thể gọi bác sĩ thú y để xác minh nếu cần thiết.)

Nếu bạn không biết chủ của chúng là ai - hay con vật có hành động lạ hoặc tạo bọt ở miệng - cố gắng giữ con vật trong tầm nhìn của bạn nhưng không được đến gần nó. Gọi cơ quan kiểm soát động vật gần nhất để đến và bắt nó. (Bạn có thể tìm số trong danh bạ điện thoại của bạn.) Các cơ quan kiểm soát động vật có thể kiểm tra những động vật có các dấu hiệu của bệnh dại.

Nếu bạn không biết được con vật đó và không thể theo dõi nó, cơ quan kiểm soát động vật có thể cố gắng giúp bạn tìm thấy những con vật và chủ sở hữu của nó để kiểm tra tình trạng bệnh dại của nó. Nếu bạn không thể xác minh được việc vắc xin tiêm phòng bệnh dại của con vật được cập nhật thì em bé của bạn có lẽ sẽ cần phải tiêm loạt thuốc mooc-phin để ngăn ngừa bệnh dại, chỉ trong trường hợp động vật mắc bệnh.

Ngoài chó và mèo chưa được tiêm chủng thì động vật hoang dã như gấu trúc, chồn hôi, cáo, chó sói, và con dơi cũng có thể mang bệnh dại. Nếu một động vật hoang dã đã cắn em bé của bạn, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu có khả năng mắc bệnh dại, con bạn sẽ cần tiêm phòng một loạt thuốc chống bệnh dại.

Một số điều khác bạn nên biết về dơi: em bé của bạn có thể bị nhiễm bệnh dại từ một vết cào của con dơi hoặc một cắn rất nhỏ (đủ nhỏ để bạn thậm chí không phát hiện ra).

Tôi nên làm gì nếu bé bị động vật cắn? Cần cẩn thận khi bé bị dơi cắn

Vì lý do này, đưa con bạn đến bác sĩ là rất quan trọng nếu bé chạm vào một con dơi hoặc nếu bạn phát hiện ra có một con dơi xung quanh của bé (ví dụ như ở trong lều cắm trại hoặc gần xe đẩy ở ngoài trời của bé). Gọi cho cơ quan kiểm soát động vật để bắt con dơi mà khiến bé có nguy cơ nhiễm bệnh dại nếu nó vẫn còn trong khu vực này hoặc đã bị giết.

Những vật nuôi nhỏ trong gia đình như chuột nhảy, chuột hang, lợn guinea và chuột nhắt trắng không mang bệnh dại mặc dù vết cắn của những con vật này có thể bị nhiễm trùng. Những động vật hoang dã nhỏ như chuột túi, chuột nhắt, chuột sóc, thỏ và sóc - được cho là có ít nguy cơ mắc bệnh dại.

Những bệnh nhiễm trùng khác là gì?

Nếu bé bị động vật cắn thì bệnh nhiễm trùng là vấn đề phổ biến hơn nhiều so với bệnh dại. Đó là lý do tại sao việc rửa sạch khu vực vết cắn và bôi thuốc mỡ kháng sinh là vô cùng quan trọng.

Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc ở một vị trí có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh như mặt, bàn tay, bàn chân hoặc vùng sinh dục của bé (thậm chí nếu vết thương nhỏ) - bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh.

Đối với bất kỳ vết thương nào thậm chí là một vết nhỏ, em bé của bạn có thể cần phải tiêm uốn ván nếu bé không cập nhật được về sự miễn dịch cơ thể của mình. Và bạn sẽ muốn để mắt đến các vết thương trong vài ngày tới, thậm chí nếu nó là vết thương trên bề mặt da và bạn có thể điều trị nó ở nhà.

Nếu vết thương bắt đầu có vẻ nhiễm bệnh (đỏ, sưng, hoặc rỉ) hoặc em bé của bạn bắt đầu bị sốt hoặc hành động như bị ốm, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Cũng nên kịp thời gặp bác sĩ của bé nếu vết cắn không lành trong mười ngày.

Vấn đề bé bị động vật cắn phổ biến mức nào?

Vết cắn phổ biến nhất là chó cắn. Mỗi năm, có 800.000 người Mỹ được chăm sóc y tế vì bị chó cắn và một nửa trong số này là trẻ em. Tỉ lệ bé trai bị cắn nhiều hơn bé gái và gần 2⁄3 trong số các thương tích ở trẻ em dưới 4 tuổi đều ở cổ và vùng đầu. Vì vậy, đưa ra biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bé khỏi bị động vật cắn là rất quan trọng.

Tôi có thể làm gì để phòng tránh bé bị động vật cắn?

Tôi nên làm gì nếu bé bị động vật cắn? Hãy nhớ rằng bất kỳ con chó hoặc mèo nào cũng có thể cắn nếu bị khiêu khích

Khi con bạn lớn hơn, bạn có thể dạy cho bé những điều cơ bản để tránh bé bị động vật cắn.

Không bao giờ để bé một mình với thú cưng của bạn hoặc của người khác. (Gần một nửa số trẻ em bị chó cắn đều do chó của gia đình hay chó nhà hàng xóm.) Và hãy nhớ rằng bất kỳ con chó hoặc mèo nào cũng có thể cắn nếu bị khiêu khích - ví dụ khi bé kéo đuôi hay có hành động kích động chúng.

Nguồn: Babycenter

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!