Tiêu chảy nhiễm trùng là tên gọi chung cho nhóm bệnh tiêu chảy do các tác nhân vi sinh gây ra, có thể là vi khuẩn (tiêu chảy do vi trùng), virus (tiêu chảy do virus) và vi nấm hoặc ký sinh trùng (tiêu chảy do ký sinh trùng, tiêu chảy do vi nấm). Lily & WeCare xin được cung cấp các thông tin cần thiết tới bạn đọc về bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
1.Phân loại bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
- Tiêu chảy do virus: 2 loại virus thường gặp là Rotavirus và Norovirus, trong đó Rotavirus chiếm đến 30 – 45% các trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng
- Tiêu chảy do vi khuẩn: Thường do Shigella, Salmonella, Campylobacter, E.Coli hoặc C.Difficile gây nên
- Tiêu chảy do ký sinh trùng: Ký sinh trùng thường gặp là Cryptosporidium và E.histolytica
2.Biểu hiện của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
- Khát nước và háo nước: Do đi ngoài lỏng phân nên cơ thể mất nước và điện giải. Bên cạnh đó, người bệnh còn khô môi, mắt trũng xuống do thiếu nước
- Khi véo lên da, chậm trở lại bình thường
- Mạch đập nhanh, huyết áp hạ
- Sốt kèm nôn
- Phân loãng, có mùi tanh
Đi ngoài nhiều, phân lỏng là biểu hiện thường gặp của bệnh
3.Tác hại của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
- Suy dinh dưỡng ở trẻ em: Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tiêu chảy nhiễm trùng có thể gây thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng, rối loạn trao đổi chất ở trẻ
- Giảm sức đề kháng: Biểu hiện thường thấy là vết thương khó lành, có thể dẫn tới chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng
- Mất cân bằng điện giải của cơ thể: Nếu kéo dài có thể rối loạn đường tiêu hóa
- Cơ thể dễ nhiễm khuẩn: Do sức đề kháng của cơ thể giảm, người bệnh sẽ dễ nhiễm các bệnh cơ hội hơn, điển hình thường gặp là: viêm ruột, viêm dạ dày, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm kết tràng, viêm tĩnh mạch...
Bệnh khiến trẻ chán ăn, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng
4.Điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
Để điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng cũng như ngăn bệnh lây lan, cần thực hiện đủ 4 mục tiêu sau:
- Bù nước và điện giải
Có thể uống trực tiếp nước điện giải để bù vào lượng mất đi do đi ngoài. Tuy nhiên, nếu mất nước nặng, cần truyền tĩnh mạch cho người bệnh
- Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh
Để điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, các loại kháng sinh thường dùng là Ciproploxacin, Norploxacin, Ofploxacin, Azithromycin, Metronidazole, liều dùng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với trường hợp người bệnh đi ngoài phân chỉ toàn nước không được dùng khangs inh (Ngoại trừ nghi dịch tả, cần xét nghiệm, soi phân để kết luận).
Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh có thể dùng các loại thuộc phụ trợ như:
- Kẽm: Giúp giảm mức độ diễn biến nặng của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, có thể sử dụng sau khi điều trị khỏi tiêu chảy để ngừa bệnh tái phát trong vòng 3 tháng.
- Men Probiotic: Thường dùng là Lactobacillus hoặc Saccharomyces nhằm đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, dùng trong trường hợp tiêu chảy không ra máu
- Thuốc khác tiết Racecadotril: Dùng trong trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng do Rotavirus.
Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh nếu không chữa trị kịp thời
Chế độ ăn 3 bữa 1 ngày có phải là tốt?
Liệu trứng có tốt cho sức khỏe?
Lượng đường trong cơ thể bao nhiêu là vừa phải ?
Muối ăn và muối biển. Sự khác nhau giữa muối ăn và muối biển?
Bạn cần bao nhiêu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày?
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện cũng như sức đề khám còn kém. Các bậc phụ huynh nên chú ý, tránh để bệnh kéo dài hoặc nặng thêm, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
>>> Xem thêm: Khi bị tiêu chảy kiêng ăn gì để làm dịu tình trạng bệnh?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!