Tổng quan về bệnh trùng roi sinh dục nữ và cách điều trị

Sức Khỏe Tình Dục - 05/03/2024

Bệnh trùng roi sinh dục nữ là một trong những bệnh lý đáng lo ngại của nhiều chị em, bệnh này lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục. Đây là căn bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh viêm âm đạo do nấm candida và do vi khuẩn, người mắc bệnh phải được chẩn đoán kịp thời và điều trị, tránh những biến chứng về sau. Vì vậy để giúp chị em có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này, hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh trùng roi sinh dục nữ là một trong những bệnh lý đáng lo ngại của nhiều chị em, bệnh này lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục. Đây là căn bệnh có thể nhầm lẫn với bệnh viêm âm đạo do nấm candida và do vi khuẩn, người mắc bệnh phải được chẩn đoán kịp thời và điều trị, tránh những biến chứng về sau. Vì vậy để giúp chị em có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này, hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh trùng roi sinh dục nữ

Bệnh trùng roi sinh dục nữ hay còn được gọi là viêm âm đạo do trùng roi. Bệnh do một loại ký sinh trùng có tên Trichomonas vaginalis gây nên. Trùng roi ký sinh ở âm đạo, trong dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục, gây nên các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục và các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Ngoài âm đạo, trùng roi còn ký sinh ở những nơi khác như buồng trứng, vòi trứng, tử cung, niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận...

Tổng quan về bệnh trùng roi sinh dục nữ và cách điều trị

Con đường lây truyền

Bệnh trùng roi chủ yếu lây qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đồ dùng quần áo, khăn tắm ẩm ướt, bồn tắm, trong môi trường nước nhiễm trùng roi. Người mẹ mang thai bị trùng roi có thể lây cho trẻ khi sinh qua đường tự nhiên.

https://lilyapp.me/song-khoe/gioi-tinh/suc-khoe-tinh-duc/benh-sa-sinh-duc-o-phu-nu-va-phuong-phap-dieu-tri/

Biểu hiện, triệu chứng của người mắc bệnh

Theo TS. BSCC Nguyễn Duy Hưng - Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết khi bị mắc bệnh trùng roi âm đạo, bệnh nhân thường có những biểu hiện lâm sàng khác nhau:

- Giao đoạn đầu mới bị bệnh, triệu chứng thể hiện cấp tính như ngứa ngáy nhiều ở âm đạo, âm hộ, khí hư ở âm đạo chảy ra nhiều, có dịch mủ vàng hoặc xanh, nặng mùi, âm đạo bị đau như kim châm, sưng đỏ, viêm tấy, có nhiều nơi bị loét.

- Sau đó bệnh chuyển sang bán cấp và mạn tính, thường không có viêm tấy, và thành thể trường diễn kéo dài. Trên lâm sàng, các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là có khí hư chảy ra nhiều, màu trắng đục, nhày dính, có bọt: âm đạo, âm hộ bị đỏ, rát nhất là khi có kinh nguyệt, niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, đôi khi tụ huyết, có những nốt đỏ rất nhỏ khiến người bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu...

Tổng quan về bệnh trùng roi sinh dục nữ và cách điều trị

Các biến chứng của bệnh

Nếu như bệnh trùng roi sinh dục nữ không được phát hiện, điều trị kịp thời thì tình trạng viêm âm đạo kéo dài lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như:

- Viêm buồng trứng, vòi trứng làm cho bệnh nhân đau đớn, có hiện tượng bị rong kinh; cổ tử cung cũng có thể bị viêm loét, đau, ngứa, niêm mạc sưng đỏ. Bệnh có thể gây biến chứng viêm hố chậu.

- Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp do trùng roi tiết ra chất nhầy, tạo thành nút bao bọc và bít kín cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể thụ thai được.

- Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu với biểu hiện lâm sàng rõ hoặc không rõ.

- Ở một số trường hợp người phụ nữ bị bệnh trùng roi âm đạo, khi đi tiểu thường thấy đau buốt, có chất dịch mủ và tìm thấy ký sinh trùng trong nước tiểu.

https://lilyapp.me/song-khoe/gioi-tinh/nu/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-huyet-trang-do-vi-khuan-o-phu-nu/

Tổng quan về bệnh trùng roi sinh dục nữ và cách điều trị

Cách phòng ngừa và điều trị

- Để có thể phòng ngừa bệnh trùng roi âm đạo thì cần thực hiện những nguyên tắc cơ bản về lối sống tình dục qan toàn, lành mạnh và chung thủy, nên sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục, nơi vệ sinh nên sạch sẽ, sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh....

- Nếu có dấu hiệu bất thường ở âm đạo, nên đến các cơ sở chuyên khoa để được kiểm tra và xác định bệnh lý, điều trị bệnh kịp thời. Có một số loại thuốc đặc hiệu điều trị trùng roi âm đạo thường dùng là tinidazol, nimorazol, ornidazol (uống) và metronidazol (đặt vào âm đạo). Các thuốc phối hợp để ngăn ngừa, chống nấm thường sử dụng fluconazol, nystatin, amphotericinB. Tuy nhiên cần phải được sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc sẽ có thể gây nguy hiểm ngoài ý muốn.

- Những người mắc bệnh nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để làm giảm mức độ viêm nhiễm. Nếu như cả chồng và vợ đều bị thì cần phải điều trị cho cả hai, vì bệnh có thể lây từ vợ sang chồng và ngược lại. Đặc biệt lưu ý, trong thời gian điều trị tuyệt đối không được giao hợp để hạn chế điều kiện và cơ hội lây truyền.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!