Chứng hôi miệng (halitosis) nghĩa là trong hơi thở của bạn có mùi khó chịu mà người khác nhận thấy khi bạn nói hoặc thở ra. Mùi hôi miệng khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc hoặc các nguyên nhân cơ bản khác nhau. Một số người quá lo lắng về hơi thở của họ mặc dù họ có ít hoặc không có mùi hôi miệng, trong khi những người khác bị hôi miệng lại hoàn toàn không biết. Bởi vì rất khó để đánh giá hơi thở của bạn như thế nào là có mùi, hãy hỏi một người bạn thân hoặc người thân để xác nhận xem mình có bị hôi miệng hay không.
1.Bạn bị hôi miệng?
Bạn sở hữu mùi riêng của mình và không có xu hướng nhận thấy mùi hôi miệng của bản thân. Bạn phải hỏi thành viên gia đình hoặc một người bạn để họ cho bạn biết nếu bạn có hơi thở hôi. Bệnh nướu răng là một nguyên nhân phổ biến của chứng hôi miệng. Liếm mặt trong của cổ tay bạn, chờ vài giây cho nước bọt khô. Sau đó ngửi chỗ liếm trên cổ tay. Nếu bạn phát hiện mùi khó chịu, bạn có thể đã bị hôi miệng.
2. Các loại hôi miệng
Hơi thở buổi sáng sớm
Hầu hết mọi người có mùi hôi miệng sau đêm ngủ. Điều này xảy ra bình thường vì miệng có xu hướng bị khô và trì trệ qua đêm. Mùi hôi miệng sẽ biến mất khi tuyến nước bọt tăng ngay sau khi bắt đầu ăn sáng.
Khô miệng (xerostomia)
Hôi miệng có liên quan với khô miệng là do dòng nước bọt trong miệng bị giảm ảnh hưởng đến cơ chế làm sạch miệng. Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng. Nguyên nhân phổ biến nhất là sau một đêm ngủ. Khô miệng cũng có thể xảy ra do:
- Thiếu các chất lỏng trong cơ thể (mất nước)
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc (ví dụ: thuốc chống trầm cảm ba vòng).
- Là triệu chứng của một số bệnh (như hội chứng Sjogren - bệnh tự miễn toàn thân)
- Sau xạ trị vùng đầu và cổ
Thực phẩm, đồ uống và thuốc
Hóa chất trong thực phẩm đi vào máu, và sau đó được thở ra khỏi phổi. Hầu hết mọi người đã quen thuộc với mùi của tỏi, các loại thực phẩm nhiều gia vị và đồ uống có cồn trong hơi thở của mình mà gần đây họ đã ăn hoặc uống các loại đồ này. Nhiều loại thực phẩm khác và các loại thuốc có thể gây ra hơi thở có mùi. Loại hôi miệng này chỉ là tạm thời và chữa khỏi dễ dàng bằng cách không ăn các thực phẩm đó nữa.
Hậu quả từ thuốc lá
Hầu hết những người không hút thuốc cho biết hơi thở của một người hút thuốc "có mùi giống như một cái gạt tàn". Ngừng hút thuốc là cách điều trị duy nhất cho loại hôi miệng này. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về lợi - nguyên nhân khác của hôi miệng. Hút thuốc làm miệng có mùi hôi. Những người hút thuốc và sử dụng thuốc lá có nhiều khả năng bị bệnh nướu răng, nguồn gốc gây hôi miệng.
Nhiễm trùng miệng
Hôi miệng có thể do vết thương sau khi phẫu thuật miệng, chẳng hạn như nhổ răng, hoặc kết quả của sâu răng, bệnh nướu răng hoặc lở loét miệng.
Do các bộ phận khác trong miệng, mũi hoặc cổ họng
Hôi miệng thỉnh thoảng có thể xuất phát từ những hạch nhỏ hình thành trong amidan và chứa đầy vi khuẩn sản sinh mùi hôi. Nhiễm trùng hoặc viêm mũi mãn tính, xoang hay họng, góp phần gây ra hội chứng chảy dịch mũi sau, có thể khiến hôi miệng.
Các nguyên nhân khác
Một số bệnh như bệnh ung thư và các bệnh rối loạn trao đổi chất khiến hơi thở có mùi đặc biệt, đó là kết quả của việc sản sinh các chất hóa học. Bệnh trào ngược axit dạ dày mãn tính (bệnh trào ngược dạ dày, hoặc GERD) cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
Hôi miệng ở trẻ nhỏ có thể gây ra bởi dị vật như một mẩu thức ăn ở trong lỗ mũi.
3. Cách điều trị hôi miệng
Để giảm hôi miệng, tránh sâu răng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về lợi, hãy luôn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Các biện pháp nha khoa bao gồm:
Nước súc miệng và kem đánh răng
Nếu hôi miệng là do sự tích tụ của vi khuẩn (mảng bám) trên răng, hãy súc miệng. Kem đánh răng có chứa chất kháng khuẩn có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây tích tụ mảng bám.
Điều trị bệnh răng miệng
Bệnh về nướu có thể làm tụt lợi của bạn, để lại lỗ hổng sâu đầy vi khuẩn gây mùi. Làm sạch sâu cao răng dưới lợi, tiểu nạo nướu, giải phẩu “flap surgeries” (tức là nướu được lấy ra để nha sĩ lấy chất bợn ra, sau đó nướu được ghép lại chỗ cũ), loại bỏ các vi khuẩn để tăng cường tuổi thọ của răng. Miếng trám răng là nơi sinh sản của vi khuẩn, do đó làm lại giúp phục hồi miếng trám luôn được ưu tiên hàng đầu.
Dr. Sumit Dubey
(Nguồn: www.practo.com)
Những biện pháp giúp bạn giữ hơi thở luôn thơm mát!
7 cách làm trắng răng bằng hoa quả tại nhà
Răng khôn có nên nhổ?
10 tuyệt chiêu để có hàm răng trắng sáng
Niềng răng có an toàn không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!