Mỗi đứa trẻ thường có tốc độ và mức độ phát triển khác nhau. Do vậy, các bậc phụ huynh sẽ khó biết chính xác rằng con mình có phát triển đều đặn hoặc đang phát triển chậm hơn so với các đứa trẻ khác cùng độ tuổi không. Vậy khi trẻ 1 tuổi, các bé đã có thể làm những gì? Trong bài viết này, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn những tiêu chuẩn về sự phát triển của bé 1 tuổi, để từ đó cha mẹ có cơ sở để theo dõi con mình phát triển như thế nào.
Sự phát triển về thể chất của trẻ 1 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ đã có thể bò thành thạo, thậm chí đứng được nếu có người lớn hỗ trợ. Một số trẻ phát triển nhanh hơn, đã có thể tự đứng dậy và đi chập chững mấy bước ngắn. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ tập đi bằng cách để trẻ tự đi từ phòng này sang phòng khác và sắp xếp lại đồ đạc trong phòng gọn gàng để bé tập đi dễ dàng. Hạn chế ẵm hoặc bế trẻ thường xuyên, mà hãy để cho bé cơ hội được rèn luyện sự rắn chắc của đôi chân.
Ngoài ra, khi được 1 tuổi trẻ cũng phát triển kỹ năng sử dụng tay và ngón tay như cầm nắm thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ, cầm các hình khối có kích thước vừa với bàn tay của bé, lôi đồ chơi từ trong giỏ ra ngoài, dùng ngón tay để chọc ngoáy và thực hiện các động tác như đang viết.
Phát triển ngôn ngữ của trẻ 1 tuổi
Trẻ 1 tuổi đã biết làm những gì? Ở độ tuổi này, trẻ đã có những nhận thức nhất định về ngôn ngữ, trẻ phần nào hiểu được ý nghĩa mà người lớn biểu hiện, cụ thể là:
- Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào người chính diện đang nói chuyện với mình.
- Trẻ biết cách phản ứng với những khẩu ngữ đơn giản, thực hiện các yêu cầu cử chỉ theo lời hướng dẫn của người lớn như vỗ tay, nháy mắt, cười duyên...
- Bé sẽ lập tức có phản ứng khi bạn gọi tên bé.
- Bé đã có thể bập bẹ nói “ba ba” hoặc “ma ma”.
Để giúp trẻ phát triển kỹ năng về ngôn ngữ, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện hoặc đọc truyện cho bé nghe trước giờ đi ngủ. Cách này giúp cho bé có giấc ngủ ngon và tăng khả năng nhận biết ngôn ngữ.
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Khả năng tương tác xã hội và cảm xúc của trẻ 1 tuổi
Sự phát triển về xã hội của bé vào năm đầu đời phần lớn là sự kết nối giữa bé và các thành viên trong gia đình. Đó là tiền đề quan trọng để giúp trẻ phát triển kỹ năng này trong những năm tiếp theo.
Bé sẽ thể hiện một số tương tác với người lớn như khóc muốn gần mẹ, thích thú đối với một số món đồ chơi, bắt chước người lớn khi chơi với đồ chơi, mở rộng cánh tay hoặc chân khi được thay đồ...
Và đôi khi trẻ có những hành động nghịch ngợm và gây khó chịu. Bạn biết nguyên nhân này là từ đâu không? Từ 12 tháng tuổi, trí tò mò của trẻ đang trong giai đoạn phát triển tự nhiên, vì thế bé thường có những cách cư xử kì quặc như: Ném đồ chơi trong tay và đòi người lớn lấy lại cho bằng được, tự bứt tóc mình, không chịu ngồi một chỗ... Nguyên nhân của những việc này là vì bé đang dần nhận thức được mình là một cá thể riêng biệt, và bé đang cố gắng thể hiện sự độc lập, tách khỏi bạn.
Thể hiện nhu cầu, mong muốn, sự yêu thích của bản thân cũng là yếu tố quan trọng trong tương tác xã hội. Ở độ tuổi này,trẻ sẽ có một số thể hiện như sợ hãi khi gặp người lạ, nhìn chằm chằm hoặc chỉ vào đồ chơi mình thích, không thích một loại thức ăn và sẵn sàng từ chối chúng...
Trẻ 1 tuổi đã biết làm những gì?Đó là điều những ai sắp hoặc sẽ làm mẹ muốn biết. Đừng bỏ qua từng giây phút tuyệt vời của con mình ở năm đầu đời này bởi nhiều điều thú vị sẽ khiến bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!