Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt là một hiện tượng rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều so với khi trẻ bị sốt thông thường, chính vì vậy, khi các bậc cha mẹ thấy con mình bị hạ thân nhiệt, cần đưa ngay đến bệnh viện khám và điều trị, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Bài viết hôm nay, Lily & WeCarexin cung cấp cho các bạn, một số thông tin bổ ích về hiện tượng này.
1. Nguyên nhân của hiện tượng trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt
Thông thường, sốt là hiện tượng phòng vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân xấu gây hại, tuy nhiên, ở một vài trường hợp, bệnh nhân lại xuất hiện các dấu hiệu hạ thân nhiệt, thay vì sốt. Hiện tượng này thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, và là triệu chứng vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân của việc trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, có thể là do trẻ bị sinh non, nhiễm lạnh khi mưa, do thời tiết thay đổi... và nhiều nguyên nhân khác. Các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt.
Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt
2. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt
Dấu hiệu rõ ràng nhất để biếttrẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, đó chính là nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống đột ngột, trẻ có dấu hiệu run, ở trẻ sơ sinh thì trẻ không có dấu hiệu run, bên cạnh đó, trẻ còn có thể xuất hiện một số hiện tượng như tím tái ở đầu ngón chân, tay, người cứng đờ, trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ còn có thể bị rối loạn ý thức.
3. Biểu hiện trẻ bị hạ thân nhiệt
- Da và cơ: Khi thân nhiệt giảm cơ thể ở trạng thái rét run, nếu thân nhiệt dưới 32 độ C cơ thể ở tình trạng cứng cơ, phù da.
- Tim mạch: nhịp chậm dần nếu ở nhiệt độ > hoặc bằng 30 độ C
- Thần kinh: Rối loạn định hướng, mất phản xạ có thể dẫn đến hôn mê sâu khi thân nhiệt giảm đến 28 độ C
4. Cách điều trị khi trẻ bị hạ thân nhiệt
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
Khi phát hiệntrẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, cha mẹ tốt nhất nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khắc phục tình trạng, ngoài ra có thể tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ, làm ấm cơ thể trẻ để nhiệt độ trở lại bình thường.
Khi sơ cứu cho trẻ, hãy chú ý giữ ấm thân nhiệt, đội mũ, đắp chăn cho trẻ, nên cho trẻ bú sớm, bú nhiều lần, và nhớ phải đảm bảo thông đường thở cho trẻ.
Nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ cũng phải được đảm bảo đủ ấm áp.
Vừa rồi là nguyên nhân, những dấu hiệu nhận biết trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, cũng như các phương pháp điều trị khi trẻ bị hạ thân nhiệt. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm tự xử lý, sơ cứu khi thấy trẻ gặp phải hiện tượng này, sau khi tiến hành sơ cứu, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời tiến hành những bước điều trị tiếp theo.
>>> Xem thêm: Khi hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh mẹ cần phải làm gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!