Ở những vùng không được tiêm vaccine hoặc số lượng người được tiêm ít, thì bệnh sởi rất dễ bùng phát trở thành dịch và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Một điểm đặc biệt nữa là triệu chứng của bệnh sởi lại có nhiều điểm giống với phát ban, cảm cúm nên rất gây nhầm lẫn giữa các bệnh này. Nhiều người thắc mắc: bệnh sởi có bị ngứa không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây mà Lily & WeCare chia sẻ.
Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi (tên tiếng Anh là measles) là bệnh do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra vào mùa xuân ở các thành phố lớn, khi số lượng trẻ không có miễn dịch với sởi đủ lớn.
Sởi có khả năng lây lan rất cao đến 90% ở những người chưa được miễn dịch (chưa tiêm vaccine hoặc lần đầu tiên bị sởi), lây qua đường hô hấp (khi người bệnh ho, sổ mũi khi nói chuyện với người lành).
Về sởi là bệnh lành tính thông thường, hệ miễn dịch của bạn sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Bạn chỉ cần cho người bệnh uống nhiều nước, vitamin không uống kháng sinh....
Triệu chứng của bệnh sởi bạn nên biết
Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường xuất hiện trong vòng từ 4-10 ngày sau khi bạn đã bị nhiễm virus sởi.
- Các triệu chứng lúc đầu giống như cảm cúm: chảy nước mũi, mi mắt sưng phồng, hắt xì hơi,
Rất nhạy cả, thậm chí khó chịu với ánh sáng.
- Kèm theo đó là sốt cao, có thể lên tới 40 độ C, người luôn mệt mỏi, đau nhức thiếu sức sống.
Bệnh sởi có thể gây sốt cao
- Nội ban có tên hạt Koplik: Các hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng xám, quanh có viền đỏ thường xuất hiệm gò má, trong vòm họng.
Sau đó vài ngày lại xuất hiện thêm vết ban màu nâu. Vết ban thường xuất hiện khoảng 2 đến 4 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên và tồn tại trong khoảng 1 tuần.Nếu trường hợp nhẹ ban mọc thưa, còn nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân. Các vết ban nhỏ khi mới xuất hiện nhưng sẽ nhanh chóng to lên chỉ sau mấy tiếng. Do vậy người nhà cũng như chính bệnh nhân phải nhanh chóng điều trị kịp thời và các nút ban nếu không muốn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy bệnh sởi có bị ngứa không?
Từ triệu chứng trên cho thấy: Bệnh sởi nếu ở giai đoạn mới bị thường không ngứa hoặc ngứa rất ít. Chỉ đến khi giai đoạn đã nổi ban thì lúc này hầu như tình trạng ngứa xuất hiện khắp người gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu là trẻ em ngứa đồng thời gây nên tình trạng quấy khóc, chán an, chán chơi...
Cách điều trị bệnh sởi như thế nào?
Hiện nay, bệnh sởi chưa có biện pháp điều riêng dành cho bệnh. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng 7- 10 ngày. Điều trị sởi chủ yếu là đi điều trị triệu chứng.
- Điều trị cơn sốt và giảm đau bằng cách uống paracetamol hoặc ibuprofen. Đặc biệt không được dùng aspirin để giảm sốt vì nó không phù hợp và phản tác dụng lại bệnh. Và kể cả dùng loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn không hiểu rõ về các loại thuốc. Cùng với việc uống thuốc nên lau người bằng khăn ấm nếu muốn giảm sốt nhanh.
- Ăn uống đúng cách trong quá trình bị sởi: Nên ăn thức, lỏng, dễ tiêu hoá cũng như cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng để có đủ sức cho cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng chống lại virus tấn công.
Nếu trẻ bị ho nên cho trẻ uống nước ấm, hoặc nước mật ong chanh để giúp thả lỏng đường hô hấp, giảm ho.
Tuyệt đối không dùng Aspirin để giảm sốt khi bị sởi
Tác dụng phụ không mong muốn của nước nóng
5 dấu hiệu âm thầm của bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
Nicotin trong thuốc lá làm tăng phản ứng viêm nhiễm
Có nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung DHEA?
Các tình trạng của da có liên quan tới dị ứng thực phẩm
Nếu con của bạn bị sốt cao, hãy cho bé uống rất nhiều nước vì các bé đang gặp
Có thể uống sữa, uống nước quả để cung cấp vitamin và tăng đề kháng. Ngoài ra, nên uống oresol để chống mất nước.
Bệnh sởi có bị ngứa không? có ngứa nhưng nhẹ nếu ở giai đoạn đầu không để ý sẽ không biết được ngứa do sởi gây nên. Do vậy, tốt nhất khi không rõ mình bị bệnh gì mà có một trong các triệu chứng nêu trên bạn nên nhanh chóng đi khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi để lại.
>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh sởi là gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!