Bệnh sởi là một bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nên dễ trở thành dịch, diễn ra theo mùa, bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh còn có rất nhiều điểm giống với phát ban, do vậy rất dễ nhầm lần khi chẩn đoán. Cũng từ đó, nhiều người thắc mắc rằng: triệu chứng bệnh sởi là gì và bệnh sởi nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giúp các bạn giải đáp từ từ các vấn đề này.
Bạn biết gì về bệnh sởi?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho,... bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
Triệu chứng của bệnh sở là gì?
Trong vòng khoảng 10 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau đây: Sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng, hoặc xuất hiện những nốt nhỏ xíu ở trung tâm màu xanh trắng hay bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên gọi là đốm Koplik. Nếu nặng hơn người bệnh sẽ có hiện tượng mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau
Bệnh sởi có triệu chứng dễ nhận biết
Diễn Biến của bệnh sởi
Bệnh sởi thường bắt đầu với những cơn sốt khá nhẹ, kèm theo đó triệu chứng như ho, chảy nước mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Tiếp đến khoảng 2- 3 ngày sau, các đốm Koplik sẽ xuất hiện, đốm này là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi. Sau đó, người bệnh có thể bị sốt cao tới 104 hay 105 độ F. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này sẽ dần lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi rồi đến bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt và mất dần
Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh sởi?
- Do lây trực tiếp qua đường hô hấp như khi người bị bệnh sởi ho, hắt hơi hay nói chuyện với người lành.
- Lây gián tiếp do virus sởi gây nên.
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi và có lây nhiễm đến 90% khi người lành tiếp xúc với người bệnh nếu chưa được tiêm phòng.
Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác đã 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Đơn giản chỉ là bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người đối diện có thể hít vào hoặc những giọt nước này có thể rơi xuống một nơi nào đó trên cơ thể người lành...Chỉ cần sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, thì sẽ bị lây bệnh.
Tiêm phòng có thể giúp phòng tránh bệnh sởi
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một bệnh lây nhiễm rất nhanh và có thể biến thành dịch nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh tuy ít gây tử vong nhưng lại dễ dàng để lại nhiều biến chứng như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, tàn phế, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nguy hiểm hơn trong quá trình mang thai nếu mắc bệnh sởi rất dễ gây ra sảy thai, đẻ non...nhất là ở 3 tháng đầu.
>>> Xem thêm: Bệnh sởi Rubella có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh sởi
Chủ yếu là đi điều trị theo triệu chứng và các nguyên nhân gây bệnh.
- Đầu tiên cần hạ sốt cho người bệnh: thông thường sử dụng đó là Paracetamol.
- Uống thuốc ho, long đờm
- Sử dụng kháng histamin: Dimedron, Pipolphen.
Bạn có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
5 dấu hiệu âm thầm của bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
Nicotin trong thuốc lá làm tăng phản ứng viêm nhiễm
Tác dụng phụ không mong muốn của nước nóng
Có nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung DHEA?
Các tình trạng của da có liên quan tới dị ứng thực phẩm
- Sát trùng mũi họng bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol...
- Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não thì nên dùng kháng sinh và corticoid....Ngoài ra cần một chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Trên đây, Lily & WeCare đã giúp các bạn chỉ ra các thông tin đầy đủ và gần như chính xác nhất về triệu chứng bệnh sởi là gì và bệnh sởi nguy hiểm như thế nào? Hy vọng rằng nếu không may mắc phải bệnh sởi, bạn nên đi khám và điều trị , kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm do sởi gây ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!