Hạnh phúc là gì?
Chúng ta thường nghĩ đến hạnh phúc như một khái niệm khó nắm bắt mà không biết nó là điều được phản ánh trong mỗi khoảnh khắc hàng ngày. Đó là niềm hạnh phúc được gặp gỡ những người thân yêu sau chuỗi ngày xa cách. Đó là sự hưng phấn khi sau rốt bạn đã chiến thắng được một thử thách lớn. Đó là cảm giác êm đềm khi trở về nhà với chú chó nhỏ đang đợi bên ngưỡng cửa.
Hạnh phúc không phải là điều gì đó để nắm bắt nhưng là một thứ có thể gieo trồng. Nghiên cứu đã chứng minh, hạnh phúc là một lựa chọn, tuy nhiên bộ não lại có một 'khuynh hướng tiêu cực'. Điều này có nghĩa bạn có xu hướng tập trung vào những vấn đề của mình thay vì những niềm vui. Rõ ràng không ai hoàn hảo khi phải đưa ra những quyết định tích cực. Đó là lý do hình thành thói quen đã khó, phá vỡ chúng còn khó hơn nhiều.
Hạnh phúc không phải là thứ gì đó định nghĩa hay nắm bắt được (Ảnh minh họa: Internet)
Mất hạnh phúc là mất mãi mãi
Đừng nghĩ đến hạnh phúc giống như khi bạn kiếm tiền. Bạn có thể tiết kiệm tiền để tiêu dùng trong tương lai. Nhưng hạnh phúc không phải là tài khoản ngân hàng. Bạn không thể nói 'tôi sẽ làm cho bản thân khổ sở hôm nay để ngày mai hạnh phúc' vì sự đau khổ mà bạn nếm trải hôm là có thật! Nó giống như việc xem một bộ phim dở tệ ở rạp và nghĩ rằng: 'Đã mất tiền mua vé thì phải xem đến hết phim'. Tại sao không bỏ qua nó? Với những điều khiến bạn đau đớn và vô vị, cách tốt nhất là dừng ngay việc đó lại.
Công nghệ và hạnh phúc
Khi nhìn thấy ai đó đăng khoảng thời gian hạnh phúc của họ trên Facebook, bạn ngay lập tức nghĩ rằng 'cuộc đời của mình quá khắc nghiệt'. Đau khổ đến từ sự so sánh chứ đâu. Song hạnh phúc cũng có khả năng lây lan. Những bài đăng vui vẻ cũng khiến người đọc cảm thấy hạnh phúc hơn. Nếu bạn sử dụng tương tác ảo thay cho những mối quan hệ mặt đối mặt thì bạn sẽ kém hạnh phúc hơn song nếu đó là sự bổ khuyết thì có thể khiến bạn hạnh phúc hơn.
Lời khuyên dành cho bạn là mỗi ngày hãy tắt điện thoại một lúc nếu không muốn nó kéo bạn vào sự chú ý liên tục. 'Hội chứng rung mộng tưởng' dùng để gọi tên tình trạng bạn cứ nghĩ mình vừa có tin nhắn rồi xem điện thoại trong khi bạn không hề có. Chúng ta đã trở nên 'nghiện' công nghệ và điều đó không tốt.
Con đường đến hạnh phúc là do bạn lựa chọn (Ảnh minh họa: Internet)
Tìm hạnh phúc sau mất mát
Tất cả những bằng chứng hiện có đều cho thấy chúng ta là những sinh vật 'đàn hồi'. Hệ miễn dịch tâm lý của chúng ta có khả năng làm quen với nỗi đau của sự mất mát và khi thời gian qua đi, chúng ta đều sẽ ổn trở lại. Có thể lúc này bạn không cảm thấy điều đó, nhưng nỗi đau bạn đang nếm trải sẽ không kéo dài mãi mãi.
Hạnh phúc ở đâu trong bản kế hoạch năm mới của bạn?
Trong năm 2016, khi lên kế hoạch mục tiêu, bạn phải xác định những điều bạn dự định thay đổi có thực sự giúp bạn hạnh phúc hơn hay không. Những thay đổi nho nhỏ chúng ta có thể tích lũy trong cuộc sống hàng ngày như thêm 10 phút hít thở không khí ngoài trời, dành thêm thời gian ở cạnh những người yêu quý, giúp đỡ ai đó hay nghe nhạc. Hạnh phúc có thể đến từ những thay đổi có vẻ như rất tầm thường. Hãy để hạnh phúc trở thành ưu tiên số 1 trong bản kế hoạch năm mới của bạn.
Ngọc Hòa (Huffingtonpost)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!