Từ trước đến nay đặt vòng tránh thai là giải pháp ngừa thai luôn được các bạn gái lựa chọn và tin tưởng. Nhưng phương pháp này lại tương đối kén người, không phải ai cũng sử dụng được, các bạn nên chú ý. Hãy cùng Lily & WeCarekhảo sát xem những trường hợp nào nên và không nên đặt vòng tránh thaidưới đây để hiểu thêm về biện pháp tránh thai này.
Nên đặt vòng tránh thai trong những trường hợp nào?
Những chị em phụ nữ khó ứng dụng các phương pháp tránh thai khác, như không thể kiên trì uống thuốc tránh thai hoặc thuốc uống dễ bị rơi rớt.
Những phụ nữ bị huyết áp cao, bị đau nhức đầu nghiêm trọng và thường xuyên, nên không thể uống thuốc tránh thai được.
Phụ nữ đang cho con bú bình thường.
Những chị em đã từng đặt vòng tránh thai thấy hiệu quả tốt.
Những trường hợp cần bác sỹ kiểm tra trước khi muốn đặt vòng tránh thai
Những người bị bệnh có tính toàn thân như: Bệnh tim, suy kiệt tâm lực, thiếu máu nặng, bệnh do xuất huyết hoặc mắc các bệnh khác trong giai đoạn cấp tính.
Những chị em phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc lượng kinh ra quá nhiều, và đau bụng kinh nghiêm trọng
Trường hợp cũng cần xem xét đó là: Phụ nữ bị bệnh viêm bộ phận sinh dục cấp tính và mạn tính, như: Viêm âm hộ, viêm âm đạo, bị rữa nát cổ tử cung nặng, viêm khoang chậu cấp tính, mãn tính... cần phải điều trị khỏi hẳn rồi mới có thể đặt vòng tránh thai.
Những phụ nữ kinh nguyệt đã quá kỳ, thường nghi là đã có thai.
>>> Xem thêm: Thời điểm tốt để đặt vòng tránh thai
Vậy những trường hợp nào không nên đặt vòng tránh thai?
Những chị em vừa bị nhiễm trùng ở phần trên của cơ quan sinh dục, như viêm vòi trứng.
Những người đã từng có thai ngoài tử cung hoặc bị một biến dạng nghiêm trọng về tử cung.
Ngoài ra còn các trường hợp như: Bị ung thư hay nghi ngờ bị ung thư tử phụ khoa, u xơ bên trong tử cung, xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không rõ nguyên nhân, máu thường xuyên bị rối loạn về máu.
Tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai trong những trường hợp:
Những phụ nữ bị mắc chứng viêm vòi trứng mặc dù đã khỏi.
Những người chưa bao giờ có thai. Trường hợp này chị em lưu ý không nên đặt vòng vì nó dễ gây rủi ro nhiễm trùng nặng hơn do vòi trứng còn khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở về sau của bạn.
Những chị em bị phát hiện có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung.
Bạn đang ở trong tình trạng bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết.
Có thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên: Phòng tránh thế nào?
Những tình huống “khóc dở mếu dở” khi sử dụng bao cao su
Phá thai bằng thuốc và những nguy cơ tiềm ẩn phụ nữ cần phải biết
Đặt vòng tránh thai sau sinh vào lúc nào là tốt nhất?
Tại sao đặt vòng mà vẫn có thai bình thường?
Lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau khi sinh
Vòng tránh thai có hai loại đó là: Loại chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai thường có tác dụng 5 -10 năm, không ảnh hưởng gì đến sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không thể phòng tránh được các bệnh viêm, lây nhiễm qua đường tình dục.
Thời điểm phù hợp để đặt vòng tránh thai là vào ngày thứ 3 hoặc 4 của kỳ đèn đỏ. Các mẹ cần chú ý không nên đặt vòng ngay sau sinh nở. Mà hãy cố chờ đợi cho đến khi tử cung được hồi phục và trở lại kích thước bình thường. Bởi nếu không, khi cổ tử cung mở thêm hoặc giãn rộng ra thì vòng tránh thai có thể dễ dàng bị rơi ra ngoài. Khỏang thời gian lý tưởng nhất để đặt vòng là 4 – 6 tuần sau sinh.
Với những thông tin mà Lily & WeCare chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các chị em phụ nữ hiểu hơn về phương phápđặt vòng tránh thai. Điều quan trọng là các chị em nên xem xét kỹ trước khi quyết định chọn phương pháp tránh thai để đảm bảo sức khỏe và tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Chúc bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc.>>> Xem thêm: 7 rắc rối phổ biến khi đặt vòng tránh thai mà các chị em cần lưu ý
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!