Thời tiết trở lạnh là nguyên nhân hàng đầu khiến họng bị đau. Nhưng cũng có thể là do một số bệnh lý nào đó.
Hãy cẩn thận nếu cơn đau họng kéo dài (Ảnh minh họa: Internet)
Các nguyên nhân chủ yếu gây đau họng mãn tính
Đau họng mãn tính là dạng đau họng kéo dài (thường có thời gian từ 3 tháng trở lên). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
- Viêm họng, viêm amidan mãn tính do vi khuẩn, thời tiết...
- Do trào ngược dịch vị.
- Do các kích thích mãn tính như viêm xoang, hút thuốc lá, nói nhiều, ăn thức ăn nóng thường xuyên, sử dụng chất kích thích…
- Đau dây thần kinh.
- Ung thư vùng họng, hạ họng, thanh quản hoặc tuyến giáp.
Trong từng trường hợp, tùy vào nguyên nhân gây đau khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau. Điển hình nhất, đau do dây thần kinh sẽ có thêm các biểu hiện đau một bên cổ, sau đó lan lên tai và đầu, các cơn đau cũng thành từng cơn, đau nhói… Còn nếu đau do viêm họng hoặc viêm amidan mãn tính, cơn đau họng sẽ lặp đi lặp lại, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, chán ăn, mệt mỏi…
Nếu cơn đau họng kéo dài hơn 3 tháng, uống thuốc chỉ đỡ một chút chứ không hết hoàn toàn làm việc ăn uống bị ảnh hưởng thì có thể nghĩ đến đã bị đau họng mãn tính do viêm họng hoặc viêm amidan mãn tính. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải đến bệnh viện để kiểm tra.
Đeo khẩu trang để bảo vệ họng (Ảnh minh họa: Internet)
Lưu ý khi chăm sóc và bảo vệ họng
Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cháu cũng cần chú ý chăm sóc và bảo vệ họng bằng cách:
- Đeo khẩu trang khi đi đường, đến những nơi nhiều khói bụi…
- Giữ ấm vùng cổ, quàng khăn… trong những ngày có gió lạnh.
- Ngậm nước muối để sát trùng họng và hạn chế các cơn đau.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích…
- Khi trời lạnh, nên uống nước ấm, ăn đồ ăn ấm nóng. Tuy nhiên, cũng không nên dùng đồ ăn quá nóng hay có thể gây bỏng vì như vậy sẽ làm phản tác dụng.
>> Xem thêm: Cách làm dịu cơn đau họng ‘không thể dễ hơn’
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!