TS. Nguyễn Sinh Hiền tư vấn trực tiếp: Điều trị bệnh tim bẩm sinh

Sống khỏe mạnh - 05/26/2024

Mọi thông tin liên quan đến bệnh tim bẩm sinh đã được các chuyên gia trong chương trình giải đáp.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, ở Việt Nam hiện còn 44.600 trẻ dưới 6 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh, trong đó 60% thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Mỗi năm tại Việt Nam có từ 8.000 - 10.000 trẻ vừa sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, có 50% số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh rất nặng, cần được phẫu thuật ngay. Như vậy, nhu cầu được cứu chữa của trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh vẫn còn rất lớn.

Với mong muốn mang lại cho các em kém may mắn đó một cuộc sống bình thường, chương trình 'Trái tim cho em' đã ra đời và đồng hành với hàng ngàn bé trong các ca phẫu thuật. Tuy vậy, để các bé thực sự khỏe mạnh, bố mẹ cũng cần phải nâng cao hiểu biết về căn bệnh này cũng như kỹ năng chăm sóc con. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Sống Khỏe đã phối hợp cùng chương trình 'Trái tim cho em' tổ chức buổi tư vấn trực tiếp với chủ đề: 'Chăm sóc và điều trị trẻ em bị tim bẩm sinh'.

Ngoài mục tiêu giúp các gia đình có trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh có hướng điều trị tích cực, phù hợp, chương trình còn tư vấn về việc sàng lọc để phát hiện sớm trẻ sơ sinh và trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh.

Đặc biệt, tại chương trình, bác sĩ cũng tư vấn cho các bậc phụ huynh cách chăm sóc con tốt nhất.

Tư vấn điều trị bệnh tim bẩm sinh (P1)

Vâng, thưa hai vị khách mời, có thể nói ngày nay những chỉ số về dinh dưỡng, sức khỏe, chất lượng cuộc sống đã được cải thiện song tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh – bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em lại chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Vậy, xin được hỏi hai vị khách mời, đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền trả lời: Bệnh tim bẩm sinh (TBS) hình thành từ thời kì bào thai. Theo thống kê thì có o,5 - 0,7% trẻ sinh ra còn sống. Có nhiều nguyên nhân nhưng trên 90% là không có nguyên nhân, số ít còn lại là do di truyền. Bố mẹ có TBS có nguy cơ lây truyền cho con. Một số trường hợp bệnh nhân bị Down, Rubella hoặc nhiễm độc chì, axem, mẹ nghiện rượu, thuốc lá, tiểu đường cũng tăng tỷ lệ tim bẩm sinh.

Vâng, như TS.BS Nguyễn Sinh Hiền chia sẻ có thể thấy trẻ mắc TBS do nhiều nguyên nhân: có thể là gen và cũng có thể là do môi trường. Có lẽ cuộc sống tốt hơn đang làm môi trường của chúng ta xấu đi. Những nơi mà có ô nhiễm môi trường nhiều hơn như ô nhiễm không khí, những khí như CO, NO có thể làm gia tăng tỷ lệ tổn thương của vách tim. Ô nhiễm về nước, tăng nồng độ kim loại nặng trong nguồn nước cũng làm gia tăng tỷ lệ trẻ mắc tim bẩm sinh. Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ đã tự trách mình khi sinh con ra mắc TBS. Vậy xin được hỏi TS.BS Nguyễn Sinh Hiền những sản phụ nào thì nằm trong nhóm nguy cơ cao khi sinh con ra có thể sẽ mắc bệnh TBS, thưa bác sĩ?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền:Những sản phụ suy dinh dưỡng hoặc điều kiện chăm sóc thai nhi kém, thiếu một số vi lượng trong quá trình mang thai, phơi nhiễm thuốc trừ sâu, kim loại nặng, tiểu đường hút thuốc lá thì có nguy cơ con bị tim bẩm sinh cao hơn bình thường.

TS. Nguyễn Sinh Hiền tư vấn trực tiếp: Điều trị bệnh tim bẩm sinh

Khách mời trong chương trình tư vấn

Như vậy muốn ngừa bệnh TBS, người mẹ cũng cần quan tâm đến những vấn đề sức khỏe trước và trong khi có thai. Tôi rất muốn hỏi ThS.BS Lê Thị Hải: những yếu tố như thực phẩm, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ -> dẫn đến thay đổi nội môi cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh ở thai nhi đúng không ạ? BS có thể cho biết một vài thói quen ăn uống ảnh hưởng xấu đến thai nhi là gì không?

ThS.BS Lê Thị Hải:Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhỉ. Thai phụ ăn thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe như nhiễm độc, kim loại nặng trong cá, ốc, sò, trai... gây tim bẩm sinh và bệnh lý khác ở thai nhi. Mẹ bị thiếu kẽm cũng dễ sinh con bị dị tật bẩm sinh. Mẹ thiếu axit folic dễ sinh con bị nứt đốt thần kinh, thai vô sọ. Đặc biệt, những bà mẹ thiếu axit béo như DHA có nguy cơ sinh non, sảy thai. Ngoài ra, chế độ ăn không hợp lý như mẹ thừa cân cũng dễ sinh con dị tật bẩm sinh. Ví dụ, mẹ mang thai ăn mặn dễ bị cao huyết áp, ngộ độc thi nghén hay uống cà phê cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, kể cả trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần trang bị chế độ ăn uống lành mạnh để đề phòng. Bà bầu nên cân bằng dinh dưỡng để con không bị dị tật.

Xin hỏi TS.BS Nguyễn Sinh Hiền, hiện nay có một phương pháp sang lọc nào có thể đánh giá hệ thống tim mạch thai nhi, giúp sàng lọc, chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi không ạ?

TS. Nguyễn Sinh Hiền tư vấn trực tiếp: Điều trị bệnh tim bẩm sinh

TS. Nguyễn Sinh Hiền

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền:Có, hiện tại có nhiều pp sàng lọc bệnh TBS, hiệu quả nhất là siêu âm thai. Với trình độ bây giờ thì thế hệ máy móc phát hiện rất sớm, nhất là khi bác sĩ có kinh nghiệm thì sẽ cho chẩn đoán tương đối chính xác.

Xin được hỏi, là một người gắn bó nhiều năm trong lĩnh vực tim mạch, chắc hẳn ông đã từng trực tiếp mổ và điều trị cho nhiều bệnh nhân nhi, đặc biệt từ khi khởi động chương trình “Trái tim cho em”. Vậy ông có thể chia sẻ một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm việc, cũng như tiếp xúc với bệnh nhân nhi được không ạ?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền:Tôi đã đồng hành với TTCE ngay từ đầu. Trong 1 lần đi Mai châu, tôi gặp 1 đám cưới và tôi được mời ăn cưới miễn phí, sau mới biết cô dâu là người được tôi phẫu thuật bệnh Falot 4 năm trước. Hồi phẫu thuật, cô bé mới 16 tuổi. Sau đó cô ấy có con bình thường, tức là bệnh Falot được chữa triệt để.

Cảm ơn về những chia sẻ vừa rồi của TS.BS Nguyễn Sinh Hiền. Vâng, thưa quý vị, bệnh tim bẩm sinh là nỗi lo không của riêng ai, đặc biệt là những người làm cha làm mẹ. Rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh được gửi đến cho chúng tôi.

Bạn Lệ Trần hỏi:  Em đọc rất nhiều bài báo nói về những em bé bị bệnh tim bẩm sinh, một bệnh rất nguy hiểm tới tính mạng trẻ em. Thưa bác sỹ làm sao để biết con mình có bị mắc tim bẩm sinh hay không? Những dấu hiệu nào để nhận biết được điều này? Và trong thời gian bao lâu bệnh trẻ sẽ phát bệnh? Câu hỏi này xin được dành cho TS.BS Nguyễn Sinh Hiền ạ.

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền:Những bà mẹ mang thai nên đi sàng lọc trước sinh để phát hiện dị tật. Nếu không, khi trẻ ra đời, bác sĩ có thể khám, nghe tim thai thì cũng có thể phát hiện TBS. Nếu không được khám đầy đủ, những trẻ TBS tím sớm sau 1 vài tuần sẽ tím dần, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Còn nhóm không tím cũng sẽ bị suy dinh dưỡng, viêm phổi tái phát.

Thưa ThS.BS Lê Thị Hải, việc điều trị trẻ bị tim bẩm sinh giai đoạn đầu rất quan trọng. Vậy trong giai đoạn đầu điều trị bệnh, cần chú ý điều gì trong chế độ dinh dưỡng?

TS. Nguyễn Sinh Hiền tư vấn trực tiếp: Điều trị bệnh tim bẩm sinh

ThS.BS Lê Thị Hải

ThS.BS Lê Thị Hải:Đa số TBS phải phẫu thuât. Để vậy, cháu phải có dinh dưỡng tốt, nếu không sẽ không mổ được. Tôi nghĩ các cháu TBS có nhiều cháu không lớn được, vì cần chuyển hóa nhiều hơn, vì vậy dễ bị suy dinh dương. Tốt nhất mẹ nên cho cháu bú mẹ, nếu không bú được thì mẹ vắt sữa ra cho bé uống. Nếu mẹ không có sữa thì cho bé uống sữa công thức. Khi cháu ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, mẹ nên tăng đậm độ năng lượng trong khẩu phần, ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Những cháu TBS hay ốm thì bố mẹ nên bổ sung vitamin D, sắt kẽm bằng thuốc hay thực phẩm chức năng để đủ sức phẫu thuật.

Bạn Hoàng Thị Nhi, đến từ Thạch Thất, Hà Nội có hỏi: Con tôi được 12 tháng tuổi, cháu bị tim bẩm sinh thông liên thất và thông liên nhĩ), không có biểu hiện tím tái. Cân nặng 8,7kg, dài 72cm. Đến bây giờ cháu chưa biệt ngồi hay bò gì cả. Vậy có phải đó là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển không? Tôi cần cung cấp cho bé những loại thực phẩm nào để bé có thể phát triển khỏe mạnh. Xin cảm ơn BS.

ThS. BS Lê Thị Hải: Con của bạn như vậy là được nuôi tương đối tốt. Còn dấu hiệu của bé là bệnh còi xương. Như tôi nói, phụ huynh hay kiêng khem nên không cho cháu đứng nắng nên bị còi xương. Vì vậy đó là do cách chăm sóc không đúng cách chứ không phải do tim bẩm sinh. Vì vậy, chị cần chăm sóc bé tốt hơn, không bị suy dinh dưỡng để phẫu thuật được. Chị nên cho bé tắm nắng, bổ sung thêm khoáng chất, tăng uống sữa, ăn dầu mỡ, cá, tôm để bé cao hơn. Còn tim bẩm sinh thì chị nên cho bé đi khám.

Xin hỏi TS.BS Nguyễn Sinh Hiền, với các bé bị tim bẩm sinh thông liên thất và thông liên nhĩ thì cần điều trị như thế nào ạ?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền:Ngày xưa thì phẫu thuật, ngày nay thì các lỗ nhỏ, người ta có thể bít bằng dù, còn nếu lỗ lớn thì phải phẫu thuật. Nếu lỗ nhỏ, không gây biến chứng suy tim thì có thể theo dõi, không cần điều trị.

Tư vấn điều trị bệnh tim bẩm sinh (P2)

Khán giả Cẩm Thúy, Thanh Hóa có hỏi: Thưa bác sĩ, Bé nhà em lúc 9 tháng tuổi có cân nặng 8.4 kg, bị thông liên thấp phần màng 6mm, kích thước qua shunt 4. 2 mm, tăng áp động mạch phổi 6mmHg. Sau hơn 2 tháng tôi cho cháu đi khám lại, kích thước lỗ thông vẫn là 6mm, kích thước qua shunt 4 mm, có vách phình. Xin hỏi Bác sĩ là nếu chỉ uống thuốc thôi thì lỗ thông có khả năng đóng lại được không? Nếu phải đi phẫu thuật đóng lỗ thông thì tôi nên cho cháu đi phẫu thuật vào lúc nào là tốt nhất? Sau phẫu thuật, bé cần cung cấp chế độ dinh dưỡng như thế nào để mau chóng hồi phục ạ? Cảm ơn Bác sĩ nhiều ạ.

Trước hết xin được hỏi TS.BS Nguyễn Sinh Hiền, với triệu chứng bệnh của bé thì liệu chỉ uống thuốc thôi có cải thiện được tình trạng bệnh không ạ?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Bạn có thể dung thuốc để hạ áp lực phổi, suy tim, nhưng để triệt để thì vẫn phải phẫu thuật để vá lỗ thông. Hoặc có thể siêu âm để bít dù và không phải phẫu thuật.

Vâng xin hỏi ThS. BS Lê Thị Hải, trong quá trình điều trị bằng thuốc cho các bé tim bẩm sinh, thì cần lưu ý gì đến chế độ ăn uống để có thể giúp các bé hồi phục bệnh ạ?

ThS. BS Lê Thị Hải: Tôi thấy bạn nuôi con khá tốt. Chị nên duy trì chế độ ăn hiện tại, nếu bé ăn ít hơn thì chị nên chia nhỏ bữa ăn, còn không thì cho bé ăn dặm bình thường. Bạn nên cho bé đi khám để mổ càng sớm càng tốt. Vì để lâu quá không tốt, mà với thể lực hiện tại của bé thì có khả năng hồi phục sớm.

Khán giả từ địa chỉ email Lehuong88@yahoo.com:  Chào ThS.BS Lê Thị Hải, nhà cháu được 8 tháng tuổi, vừa mổ bẩm sinh tim do bất thường về tĩnh mạch phổi được đúng 1 tuần lễ, bé còn đang bú sữa mẹ, cháu vẫn vắt sữa đều đều để chuyền vào bao tử cho bé, nhưng cháu sợ sữa của cháu không đủ chất để cho bé có đủ dinh dưỡng và mau hồi phục. Vậy cháu muốn hỏi bác sĩ cháu có thể dùng thêm sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất thêm cho bé không ạ? Và nếu có thể thì cháu nên dùng loại sữa nào cho bé ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải: Bạn không nói rõ cân nặng bé là bao nhiêu. Tôi nghĩ là khi bé tỉnh, bạn nên cho bé ăn ngay. Nếu bé cân nặng bình thường thì là khá tốt. Sữa mẹ vẫn đủ chất cho bé nếu bạn ăn đủ chất. Nếu bé bị suy dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn thêm sữa công thức, nhất là loại năng lượng cao, 1ml sữa cung cấp 1kilo calo. Bé k cần kiêng khem gì, cứ ăn bình thường, bổ sung chất khi ăn dặm (2-3 bữa). Nên bổ sung cho con nhiều vitamin A, sắt, kẽm để vết mổ máu lành, tăng sức đề kháng. Như vậy bé sẽ hồi phục nhanh hơn.

Thưa TS.BS Nguyễn Sinh Hiền, là một BS của BV Tim HN, một bệnh viện đầu ngành trong điều trị và phẫu thuật tim bẩm sinh. Vậy khi có nhiều bệnh nhân cần mổ tim như vậy thì liệu số thuốc men và các trang thiết bị y tế có được trang bị sẵn sàng không ạ? Đôi ngũ BS có gặp khó khăn gì không? BS có thể chia sẻ cùng quý khán giả được không ạ. Xin hỏi TS.BS Nguyễn Sinh Hiền?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền:Chúng tôi mổ 1500 trường hợp TBS/năm, cới 50% là trẻ dưới 15 tuổi nên trang bị, thuốc men, nhân lực phải sắp xếp đủ đẻ mổ an toàn, hiệu quả. Còn vào hè, số lượng trẻ mổ tăng thì chúng tôi cũng phải tăng ca kíp, để đảm bảo phục vụ các trường hợp bệnh nhi.

Khán giả Lê Thu Hà, đến từ Thái Bình: Xin hỏi Bác sĩ, con em bị bệnh tim bẩm sinh (chuyển vị đại động mạch) nhưng vì phát hiện muộn nên Bác sĩ phải phẫu thuật bằng phương pháp senning (phẫu thuật lúc 8 tháng tuổi). Vậy con em sau này có cần phẫu thuật nữa không, sau này cháu có khoẻ mạnh không? Em nghe Bác sĩ khoa tim Đà Nẵng nói phương pháp mổ này chỉ là tạm thời nên em lo quá, mong Bác sĩ giúp em. Xin cảm ơn.

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Bệnh chuyển vị đại động mạch là bệnh khá phức tạp nên tỉ lệ tử vong cao. Động mạch chủ đáng lẽ đi ra từ thất trái thì lại đi ra từ thất phải. Động mạch phổi đáng lẽ đi ra từ thất phải lại đi ra từ thất trái. Nó hoán vị cho nhau. Cách điều trị là chuyển vị trí các đại động mạch để hoạt động bình thường. Việc phẫu trhuaatj cho con khó khăn nên bác sĩ phẫu thuật chọn cách senning, phương pháp chuyển vị ở tầng nhĩ chứ không phải chuyển vị ở tầng thấp, để đảm bảo về mặt sinh lý bình thường, không còn tím nữa, không có sự hòa trộn máu ở tim nữa. chứ về mặt giải phẫu không phải là hoàn hảo. Như vậy bé sẽ đạt được 80 – 90% so với người bình thường. Bạn cần cho con khám định kỳ, về sau này bé có thể có sức khỏe tương đối tốt, sau này 10 -15 năm nữa, có thể phải sửa van 3 lá trong tương lai.

Tư vấn điều trị bệnh tim bẩm sinh (P3)

MC: Thưa ThS.BS Lê Thị Hải, Với những trẻ phải mổ tim lần 2, thậm chí lần 3, cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để tốt cho sự phát triển thể chất ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải: Với những cháu như vậy, bố mẹ phải chú ý đến dinh dưỡng nhiều hơn. Nếu dưới 6 tháng, bé nên bú mẹ hoàn toàn, cố thể ăn thêm sữa công thức. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để bé dễ hấp thu. Khi bé nôn, khó thở thì phải dừng lại, tránh ép bé gây sặc, chớ. Khi bé trên 6 thang, bé có thể ăn dặm thêm nhưng vẫn phải chia nhỏ bữa. Mẹ nên nấu cháo xay, trộn thêm sữa để bé đảm bảo dinh dưỡng. Mẹ có thể hóa lỏng thức ăn, mẹ có thể dùng mầm khoai lang, giá đỗ có tác dụng thủy phân tinh bột, làm bột lỏng mà không phải cho nhiều nước. Như vậy, vẫn đủ năng lượng cho bé dể bé phát triển thể chất để tiếp tục phẫu thuật.

Khán giả có tên Võ Thị Miên, Khánh Hòa có hỏi: Con tôi phát hiện bệnh tim tứ chứng Falot lúc 1 tháng tuổi. Con tôi được bác sĩ Nhi Đồng 2 cho khám tim định kỳ hàng tháng, nay con tôi được 12 tháng tuổi nhưng bác sĩ vẫn chưa cho chỉ định phẫu thuật. Xin hỏi bác sĩ là có phải chứng bệnh của con tôi nguy hiểm đến tính mạng nên chưa được mổ không? Sau phẫu thuật có biến chứng gì không? Trân trọng cảm ơn!

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền:Bệnh falot là bệnh phức tạp nhưng phẫu thuật có tỉ lệ tử vong thấp và khỏi hoàn toàn. Trẻ nên phẫu thuật từ 6 – 12 tháng tuổi. Con bạn cũng đến thời điểm phẫu thuật. Bạn nên đưa bé tái khám để sớm chữa cho bé.

MC: Thưa ThS. BS Lê Thị Hải, Với những trẻ đang chờ phẫu thuật, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì cần cung cấp chế độ ăn uống như thế nào để tăng sức đề kháng ạ?

ThS. BS Lê Thị Hải: Những cháu có tình trangj dinh dưỡng tốt thì mổ sẽ thuận lợi hơn. Như vậy, nếu bé chưa cần phẫu thuâtj thì bố mẹ không nên để con bị còi xương, suy dinh dưỡng. Cho bé bú sữa mẹ, ăn dặm đủ chất, bổ sung vitamin A, vitamin, D, giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Câu 15: Khán giả Tô Ngọc Trinh, Cần Thơ: Em mới sinh được một ngày thì phát hiện bé bị viêm phổi nặng một bên, chuyển viện qua bệnh viện Nhi Đồng 2 thì bác sĩ phát hiện thêm bệnh tim bẩm sinh chuyển vị đại động mạch. Con em nằm viện được một tháng rưỡi rồi. Các bác sĩ cho em hỏi tại sao lúc mang thai em đi khám rất kĩ bác sĩ đều nói em bé phát triển bình thường, không bị dị tật bẩm sinh. Tình trạng như vậy con em phẫu thuật chuyển đổi đại động mạch được không?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Cái việc siêu âm thai phụ thuộc nhiều vào người làm, máy móc, nếu bác sĩ ít kinh nghiệm thì dễ bỏ sót dị tật. Chyển vị đại động mạch có thể phẫu thuật được, nên tiến hành sớm để bé khỏi hoàn toàn.

Khán giả Lê Thị Đình, Quảng Trị có hỏi: Chào Bác sĩ! Cháu tôi được 8 tháng tuổi là bé trai, cháu được Bác sĩ ở bệnh viện tỉnh cho biết là bị tim bẩm sinh nhưng lại ghi ở giấy khám bệnh là hở van động mạch phổi nhẹ và khuyên gia đình tôi nên đưa cháu đi Huế để tiến hành phẫu thuật sớm nếu không bé càng lớn sẽ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hiện bé cũng rất suy nhược chỉ được 6,5kg. Gia đình tôi đang rất hoang mang và lo lắng cho bé. Vậy gia đình tôi có nên cho bé đi phẫu thuật không và có cách nào khác để điều trị cho bé không ạ? Kính mong Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về bệnh được không ạ! Tôi xin cảm ơn Bác sĩ nhiều ạ!

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Thông tin bạn cho vẫn thiếu vì một van động mạch phổi hở nhẹ thì sẽ không có chỉ định phẫu thuật hay làm gì cả.

Bạn Hoàng Lan hỏi: Kính thưa bác sĩ, em có thai được hơn 32 tuần. Em bé bị chuẩn đoán là bệnh tim APSO type 1-2. Bé mới chỉ được 1kg2 do dây rốn một động mạch và có khả năng sinh non. Bác sĩ cho em hỏi với những triệu chứng trên có khả năng cứu sống con em không ạ? Nếu được thì bao lâu bé mới được phẩu thuật? Cụ thể sau khi chào đời căn bệnh này sẽ được chữa trị như thế nào ạ? Và chế độ chăm sóc bé ra sao? Em tìm kiếm thông tin khắp nơi nhưng hầu như không thấy. Mong các bác sĩ giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ.

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Đây là bệnh TBS phức tạp, vì không có hệ thống động mạch phổi và van động mạch phổi. Thay vì động mạch phổi đi ra từ thất phải thì nó là những mạch bất thường đi ra từ động mạch chủ, còn gọi là các tuần hoàn phụ. Bệnh này chữa được nhưng thường phải phẫu thuật 2 lần. Khi sinh ra các cháu thường tím tái. Vì vậy bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa như siêu âm, thậm chí dùng một số thuốc để duy trì ống động mạch, đưa máu lên phổi, trao đổi oxy, Khi cháu được 3-4 kg, sẽ phải chẩn đoán thông tim, chụp cắt lớp đa dãy để xem có nên làm toàn bộ cho bé hay không. Hoặc theo dõi để phẫu thuật sau.

Thưa ThS.BS Lê Thị Hải, với những bà mẹ có nguy cơ cao sinh non thì cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi như thế nào để sinh ra những đứa con khỏe mạnh ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải: Với bà mẹ mang thai có con bị dị tật thì mẹ luôn lo lắng, ảnh hưởng đến ăn uống. Mẹ nên ăn uống tốt để bé không bị suy dinh dưỡng bào thai để phẫu thuật được. Tôi nghĩ bạn nên cố gắng ăn uống, bổ sung DHA, giúp giảm sinh non, để bé phát triển trí não. Mẹ bổ sung probiotic cũng khiến giảm nguy cơ sinh non. Bạn nên duy trì uống sữa bà bầu, tôm cua cá, rau xanh. Như vậy giúp bé vẫn phát triển bình thường, không bị sinh nhẹ cân và sớm phẫu thuật được.

Tư vấn điều trị bệnh tim bẩm sinh (P4)

Bạn Lê Thị Nết, Sơn La có hỏi: Thưa bác sĩ! Khi tôi mang thai được 23 tuần, đi siêu âm bác sĩ nói thai nhi bị thông liên thất phần màng d=1.5mm. Khi thai được 33 tuần tôi đi tái khám thì bác sĩ nói d=2mm. Vậy cho tôi hỏi có phải lỗ thông của con tôi không tự đóng lại được mà ngày càng nặng thêm? Sau khi sinh bé, sau bao lâu tôi phải đưa bé đi tái khám ạ?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Bệnh này khá đơn giản. Nếu lỗ thông không lớn, bạn cứ để theo dõi trong 2 năm đầu vì lỗ có thể tự liền, nếu không thì đưa bé bít dù, phẫu thuật. Còn nếu lỗ lớn thì phải phẫu thuật. Còn lỗ thông 2mm thì cũng không nguy hiểm lắm đâu.

Thưa ThS.BS Lê Thị Hải, với những bà mẹ mang thai với đứa trẻ không khỏe mạnh thì cần tăng cường cung cấp những loại thực phẩm nào ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải:Tôi nghĩ chế độ ăn của mẹ cũng quan trọng để bé đủ cân, không bị sinh non thì phẫu thuật hay khả năng liền cũng nhanh chóng hơn. Hiện nay, mẹ cần bổ sung chất béo không no, và bổ sung vi khuẩn có lợi, kẽm, sắt. Mẹ không nên kiêng khem cá mà nên ăn cá biển, cá hồi, cá ba sa giúp bé phát triển trí não, khỏe mạnh hơn. Như con bạn thì điều trị khá đơn giản, bạn nên ăn uống để sinh bé khỏe mạnh.

Khán giả Hồ Hoài An, Hà Nội, có hỏi: Chào bác sĩ ạ. Em năm nay 22 tuổi đang có thai được 2 tháng. Trong thời gian từ lúc trước và sau khi biết có thai em cứ bị cảm cúm với các biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi, nhức mỏi người. Trong người thấy nóng nhưng cặp nhiệt kế thi nhiệt độ vẫn 37°C, tình trạng đó kéo dài liên tục có lúc nặng lúc nhẹ nhưng không khi nào khoẻ cả. Em được biết, nếu bà bầu không khỏe mạnh trong thời kì đầu, con có nguy cơ cao bị tim bẩm sinh. Em lo lắng sẽ không tốt cho con nên gửi câu hỏi mong bác sĩ giải đáp cho em để em biết nên làm gì lúc này để đảm bảo tốt cho đứa con trong bụng ạ. Xin cám ơn bác sĩ.

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Mang thai khiến cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi. Bạn nên đến bệnh viện sản khoa để được tư vấn. Trạng thái của bạn không nên quá lo lắng. Sau này bạn nên siêu âm để theo dõi thai nhi phát triển.

Khán giả Bùi Minh Tâm, Hà Nội, có hỏi: Con tôi được chẩn đoán bệnh thấp tim, bác sỹ nói cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim có tác dụng gì? Có nguy hiểm gì không? Xin được Bác sĩ giải đáp ạ.

Xin hỏi TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Thấp tim do liên cầu tan huyết beta nhóm A gây viêm khớp, tổn thương van tim, viêm cơ tim. Việc tim phòng rất quan trọng, tránh đợt thấp tiến triển, tiêu diệt liên cầu khuẩn, hạn chế di chứng cho cháu. Khi xác định bệnh thì nên tiêm phòng hàng tháng 3 tuần/lần. Nếu chỉ thấp khớp thôi thì tiêm 5 năm, còn nếu viêm cơ tim thì phải tiêm 10 năm hoặc đến năm 25 tuổi. Nếu có những di chứng về van tim thì có thể tiêm đến năm 40 tuổi. Khi tiêm cần đến những cơ sở chuyên khoa để được tiêm đúng vị trí, giúp tránh những tổn thương về thần kinh, mạch máu.

Việc phòng bệnh tim bẩm sinh không chỉ quan trọng đối với trẻ nhỏ mà quan trọng hơn, cần phải phòng ngừa từ giai đoạn tiền mang thai để sinh ra được những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh.

Khán giả Lê Nam, Quảng Trị có hỏi: Vợ chồng em cưới nhau được 1 năm và có 1 đứa con. Đứa con ra đời được 8 tháng thì mất vì bác sĩ chẩn đoán là bệnh tim bẩm sinh (bệnh cơ tim phì đại), không thể chữa trị được. Do em tìm hiểu trên mạng là bệnh này do di truyền hoặc do đột biến gen. Ba mẹ em, vợ chồng em đã đi siêu âm tim và đo điện tâm đồ thì thấy tim vẫn ổn. Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp em là trước khi mang thai cần kiểm tra những gì để những lần mang thai sau em bé được khỏe mạnh? Mong bác sĩ giải đáp giúp em! Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Thực ra bệnh cơ tim phì đại vẫn chưa rõ nguyên nhân, chứ không phải do di truyền, có thể do nhiễm trung, nhiễm độc, chất độc màu da cam... Thường thì bé sinh ra đã bị thì rất nặng. Tuy nhiên vẫn có thể điều trị được. Bạn không nên lo lắng do bố mẹ di truyền, những đứa con sau có thể bình thường, không bị bệnh cơ tìm phì đại nữa.

Khán giả Vũ Tiến Lộc, Thanh Hóa: Chào các chuyên gia. Vợ cháu năm nay 22 tuổi, từng mắc bệnh tim. Bọn cháu đã có con được 1 tuổi rồi ạ. Dù đã mổ năm 16 tuổi và giờ đã khỏe nhưng cháu vẫn lo lắng liệu bé có bị bệnh TBS như mẹ bé không? Bác sĩ ơi liệu có nguy hiểm gì không ạ? Cháu cần đề phòng cho bé như thế nào?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Để biết thì phải đưa bé đi khám. Như đã nói, TBS phần lớn không biết nguyên nhân, di truyền chỉ chiếm 1 – 2% nên bạn cứ yên tâm.

Khán giả Huỳnh Thị Lâm Phương, Phú Yên có hỏi: Tôi năm nay 28 tuổi, bị hẹp van hai lá nhẹ, tôi rất lo lắng không biết khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi không. Làm thế nào để có thể sinh nở an toàn? Trong thời gian mang thai tôi cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Xin bác sĩ BS cho lời khuyên. Trước tiên Xin hỏi TS.BS Nguyễn Sinh Hiền, với những bà mẹ mắc bệnh tim thì có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

TS.BS Nguyễn Sinh Hiền: Bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để được theo dõi. Theo tôi nếu chỉ hẹp nhẹ thì bạn có thể yên tâm. Trước khi chuyển dạ thì nên có tư vấn của bác sĩ, nên đẻ thường hay có can thiệp ngoài.

Xin hỏi ThS.BS Lê Thị Hải, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe trong suốt thời gian thai kì?

ThS.BS Lê Thị Hải: Không biết nguyên nhân bạn bị hẹp van 2 lá do đâu, nếu là từ bé thì bạn nên quan tâm huyết áp của mình. Bạn nên xét nghiệm nước tiểu để xem có bị nhiễm độc thai nghén không. Về chế độ ăn uống thì bạn cần ăn nhạt, nhất với bệnh nhân tim mạch. Hạn chế đồ ăn sẵn, không tốt cho sức khỏe. Bạn cũng cần ăn đủ để cung cấp dinh dưỡng cho em bé và bản thân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!