Tư vấn trực tiếp: Đẻ mổ nên hay không?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Chương trình mang đến cái nhìn tổng quan và thực tế nhất để các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có được quyết định đúng đắn.

Sinh mổ hay sinh thường là mối quan tâm của đa phần các chị em phụ nữ đang và sẽ mang thai. Hiện nay, tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn ngày một cao. Theo Vụ sức khỏe sinh sản (Bộ Y tế), tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam đã tăng gấp 2,5 lần so với tỷ lệ trung bình do Tổ chức y tế thế giới đưa ra.

Chương trình tọa đàm với chủ đề ‘Mổ đẻ - Nên hay không nên?’được phối hợp tổ chức giữa Cổng thông tin Y tế Songkhoe.vn và Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế, sẽ được các bác sĩ đầu ngành về sản khoa của Việt Nam giải đáp.

Khách mời chương trình:PGS. TS Phạm Bá Nha - Trưởng Khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai;

BS.TS Nguyễn Xuân Hợi - Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Mổ đẻ nên hay không nên? (P1)

MC: Thưa PGS.TS Phạm Bá Nha, có thể nói sinh mổ đang có xu hướng tăng cao, xin bác sĩ cho biết tỷ lệ của phương pháp sinh này trên Thế Giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng hiện nay như thế nào ạ?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Thực ra, gần đây tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng. Bộ Y tế có nhiều hội thảo bàn về việc này. Theo chúng tôi, tỷ lệ mổ đẻ 2014 là 27%. Tỷ lệ này tăng một cách chóng mặt. Hiện nay, bệnh viện lớn nằm trong khoảng 30%. Một số bệnh viện đôi khi họ không sinh, chỉ mổ lấy thai không. Việc sinh mổ có nhiều hệ luỵ nên bộ y tế đã rất có gắng để đưa ra tỷ lệ sinh mổ không tăng và đưa ra chỉ định chặt chẽ, nhưng cũng cần sự góp sức của toàn xã hội.

MC: Ngày nay việc đẻ mổ đã trở thành phương pháp sử dụng khá rộng rãi, và được nhiều bà mẹ áp dụng. Ông có thể cho biết nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam ngày càng tăng? Theo ông, lý do chính có phải là vì quan niệm sinh vào giờ đẹp sẽ được may mắn cả đời?

BS Nguyễn Xuân Hợi: Đúng là tỷ lệ mổ lấy thai đang tăng. Các phương tiện siêu âm phát triển, cung cấp thông tin sớm nên làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Hơn nữa, nhiều người sợ đau nên muốn mổ đẻ để xong sớm hơn. Thậm chí người ta xem ngày giờ tốt để mổ. Cái việc ra chỉ thị mổ không chỉ do bệnh lý mà còn ở gia đình, kể cả thầy bói. Bác sĩ chịu sức ép từ gia đình. Thường thì mổ 1 lần thì lần sau cũng phải mổ nên tăng tỷ lệ này lên.

Tư vấn trực tiếp: Đẻ mổ nên hay không?

Khách mời tham gia chương trình

Thị Thanh Lam, Quảng Ninh: Thưa PGS.TS Phạm Bá Nha, em năm nay 28 tuổi, mang thai lần đầu và đang ở tuần thứ 28. Em bị trĩ ngoại cũng khá lâu rồi. Vì em ngại đi khám nên em có tìm hiểu thì những dấu hiệu trĩ của em có vẻ đang ở cấp độ 4. Vậy với bệnh tình của em, em có thể sinh mổ được không? Em xin chân thành cảm ơn.

PGS.TS Phạm Bá Nha: Chị cần đi khám và điều trị ổn định và thai nghén bình thường thì vẫn có thể sinh thường.

MC: Thưa TS. BS Nguyễn Xuân Hợi, trong trường hợp nào thai phụ phải sinh mổ thay vì sinh thường? Trong những trường hợp được chỉ định sinh mổ, thai phụ phải chuẩn bị như thế nào?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Một là chỉ định mổ khi đang thăm khám thì người phụ nữ chưa đau bụng thì có thể là: ngôi ngược, ngôi ngang hoặc thai quá to. Những trường hợp này phải trao đổi với gia đình, chủ động giờ giấc sao cho khoa học. Hai là chỉ định mổ khi đang chuyển dạ, nghĩa là em bé không xuống như mong đợi. Vì vậy phải mổ để cứu em bé. Hoặc có thể do mẹ chảy máu nhiều nên phải mổ để cứu sản phụ. Khi sản phụ có chỉ định mổ đẻ thì bao giờ cũng được tư vấn rõ về nguy cơ, lợi ích sau mổ sao cho bệnh nhân hiểu về quá trình mổ.

Nguyễn Thị Hồng Thắng, Thạch Thất, Hà Nội: Chào bác sĩ! Cháu năm nay 26 tuổi, đã có gia đình, hiện nay cháu đang mang bầu sang tháng thứ 8. Cách đây 2 năm cháu từng bị mắc bệnh sùi mào gà và đã được chữa trị, đến thời điểm hiện nay bệnh không tái phát nữa và cũng không mắc bất kỳ bệnh phụ khoa nào, vậy cháu có thể sinh thường không?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Bệnh sùi mào gà là do HPV, một khi đã nhiễm thì sẽ có tồn bệnh, nên chị cần theo dõi, vì bệnh chỉ có thể chữa ổn định được thôi. Tôi khuyên chị phải đi khám để chữa thực sự, nếu không thấy có mụn sùi gì thì chị vẫn có thể sinh thường được. Kể cả sau sinh chị vẫn phải kiểm tra đánh giá lại.

MC: Chúng ta vẫn thường nghĩ, nếu mẹ mắc một loại bệnh truyền nhiễm nào đó thì việc sinh thường sẽ truyền bệnh cho con của mình. Liệu có phải tất cả các bà mẹ từng có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh xã hội thì biện pháp sinh mổ có phải là tối ưu không?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Có nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, HPV,… nếu sinh nở sẽ gặp nhiều nguy cơ. Những trường hợp viêm gan, sau khi em bé ra đời sẽ được tiêm chất miễn dịch để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây bệnh. Ở BV phụ sản TW thì các trường hợp viêm gan vẫn sinh thường được. Ngoài ra các trường hợp nhiễm HIV, mẹ không được giấu bệnh để bác sĩ điều trị kịp thời nhằm giảm lây từ mẹ sang con. Trong mang thai cũng có nhiều phác đồ để tránh lây bệnh từ mẹ sang con, khi đó khả năng lây sẽ thấp. Mẹ cũng cần tuân theo chỉ định sau sinh để hạn chế nguy cơ. Người ta cho rằng việc mổ lấy thai với người HIV sẽ giảm nguy cơ lây truyền mẹ con.

Mổ đẻ nên hay không nên? (P2)

Lê Quang Khánh, Hà Đông, Hà Nội: Xin chào bác sĩ. Vợ tôi năm nay 34 tuổi, đang mang thai được 37 tuần. Vợ tôi được bác sĩ chỉ định sinh mổ do huyết áp tăng cao. Tuy nhiên, vợ chồng tôi có tìm hiểu thì được biết nếusinh mổ có nguy cơ cao bị dính ruột. Liệu điều này có đúng không thưa Bác sĩ. Nếu điều này xảy ra, có nguy hiểm cho vợ tôi không?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Thứ nhất, vợ anh 37 tuần và có chỉ định mổ thì trường hợp này đe doạ tính mạng cả mẹ và con. Thứ 2, việc dính ruột là 1 trong những tai biến sau mổ nhưng hiện nay, việc gây mê hồi sức và mổ rất tốt nên việc dính ruột vô cùng thấp. Phần vết mổ ít tiếp xúc với ruột nên tỷ lệ rất ít. Tuy nhiên, việc mổ lấy thai có nhiều hệ luỵ, chỉ khi nào cần mới mổ thôi.

MC: Thưa bác sĩ, với những thai phụ phải sinh mổ do các biến chứng, thì ngoài dính ruột, còn có những nguyên nhân nào? Thai phụ cần làm gì để tránh nguy cơ đó trong thời gian mang thai, đặc biệt là với các phụ nữ từng trải qua sinh mổ?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Hiện nay các trung tâm sản khoa lớn đã có cách giảm đau khi đẻ. Nếu chỉ vì sợ đau mà mổ thì chúng tôi đã có cách giảm đau rồi. Còn biến chứng liên quan đến mổ lấy thai thì hầu hết lần đầu mổ thì lần sau cũng phải mổ. Vết sẹo sẽ gây điểm yếu trên cơ thể, nếu vết sẹo quá mỏng sẽ có nguy cơ vỡ dạ con. Hiện tỷ lệ chửa ngoài dạ con tăng rất nhanh, chửa lại trên vết mổ buộc phải xử lý nếu vết mổ vỡ sẽ rất nguy hiểm. Những trường hợp sẹo vết mổ có thể làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, gây hiện tượng rau cài răng lược.

Nguyễn Thị Hiền, Hải Dương: Thưa bác sĩ, tôi đã sinh em bé được 5 ngày, vết khâu tầng sinh môn sưng đau đi lại khó nhưng không có hiện tượng lạ, vậy có đáng lo ngại không? Và sau khi sinh em bé xong tôi thấy có cục gì đó lòi ra ở hậu môn, ấn có cảm giác đau, vậy có phải là tôi đã bị bệnh trĩ không? 5 ngày sau sinh chưa đi đại tiện được có được coi là bất thường không? Có thể tự khỏi được không hay phải dùng thuốc như thế nào? Đây là lần vượt cạn lần đầu của tôi. Nếu lần sau mang thai, ngoại trừ trường hợp có biến chứng, tôi có nên sinh mổ để giảm thiểu những đau đớn đó không?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Sau khi ra viện, các sản phụ sẽ được tư vấn các dấu hiệu bất thường. Ở đây chị đều có dấu hiệu bất thường. Chị cần đến bệnh viện khám ngay lập tức, xem nó có gây gì đến hiện tượng không đi đại tiện được không. Tôi khuyên chị nên đi khám ngay để bác sĩ chữa cho chị. Nếu mọi sự ổn định thì lần sinh sau vẫn diễn ra bình thường.

Tư vấn trực tiếp: Đẻ mổ nên hay không?

PGS. TS Phạm Bá Nha - Trưởng Khoa Sản, bệnh viện Bạch Mai

MC: Nhiều phụ nữ vì sợ đau mà chọn sinh mổ, và họ coi đó là phương pháp an toàn nhất cho mẹ và con. Tuy nhiên, sinh mổ có thể giảm đau đớn cho mẹ lúc lâm bồn nhưng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Vậy đó là những ảnh hưởng gì thưa bác sĩ?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Đau của mổ đẻ có khi còn đau hơn sinh thường. Nguy cơ chảy máu có khi còn nhiều hơn sinh thường. Nguy cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra, nên khi sinh xong phải tiêm luôn kháng sinh cho trẻ. Cái đau của vết mổ cho thấy việc tiết sữa cho bé sẽ chậm hơn sinh thường.

Trần Thị Mai Trang, Bắc Ninh: Em chào bác sĩ. Em có câu hỏi muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Hiện nay em đang mang thai được 22 tuần 3 ngày. Em đi siêu âm thì bác sĩ bảo là em là vị trí rau bám thai hơi thấp, cách lỗ trong cổ tử cung 12mm. Vậy em muốn hỏi là vị trí như thế của rau có bình thường không? Liệu trường hợp này có nhất thiết phải mổ không? Em vẫn muốn sinh tự nhiên liệu có được không?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Trường hợp này có thể coi là rau tiền đạo, tuy nhiên trong giai đoạn sau, rau có thể thay đổi. Cho nên chị vẫn có thể theo dõi, xem xét để bác sĩ đánh giá, nếu rau đi lên 1 chút thì là bình thường. Nếu rau đi lên thì vẫn có thể sinh thường được.

MC: Hiện nay một số bà mẹ trẻ cho rằng việc sinh mổ hay sinh thường cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Xin hỏi TS. BS Nguyễn Xuân Hợi, nhận xét như vậy có chính xác không? Bác sĩ có thể phân tích vấn đề này cho khán giả được không ạ?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Hiện nay thì những đánh giá cho thấy em bé sinh thường và sinh mổ thì bé nào sẽ khoẻ hơn. Em bé sinh thường sẽ được trải nghiệm sự vượt cạn, sau khi chào đời sẽ tràn ra lượng dịch ứ trong phổi nên hô hấp rất tốt. Còn em bé mổ đẻ chủ động thì sẽ có hội chứng chậm tiêu dịch phổi vì vậy bác sĩ phải tư vấn nêu gia đình bắt mổ sớm. Những em bé sinh mổ vì lý do tác động thêm như suy thai cấp thì phải hồi sức.

Thái Thu Hằng, Đắc Nông: Kính thưa bác sĩ TS. BS Nguyễn Xuân Hợi, em đang mang thai được 34 tuần 4 ngày. Em đi siêu âm thì bác sỹ bảo thai ngôi ngược, đầu em bé vẫn ở phía trên. Vậy xin bác sỹ cho em biết em nên làm gì để thai xoay ngôi thuận để em có thể sinh thường mà không phải mổ đẻ ạ? Trong trường hợp phải đẻ mổ, em cần chăm sóc vết mổ như thế nào sau sinh. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ!

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Những trường hợp như này sẽ có chỉ định mổ, vì nếu không mổ sẽ có nhiều nguy cơ. Còn em muốn nằm tư thế nào để ngôi thai xoay thì không nên làm vậy vì có nguy cơ vỡ tử cung. Ở thời điểm nay thai đã ổn định nên khả năng thai thấp. Sau khi sinh mổ mà vết mổ thông thoáng thì em cũng không cần băng bó gì, cứ để chỉ tự tiêu. Em không cần bôi thuốc liền sẹo vì dễ gây nhiễm khuẩn.

Tư vấn trực tiếp: Đẻ mổ nên hay không?

BS.TS Nguyễn Xuân Hợi - Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

MC: Thưa BS, nhiều gia đình quyết định sinh mổ vì quan niệm rằng con họ phải sinh ra vào "giờ vàng" để được là quý tử, hay để hợp tuổi với bố mẹ… Và không ít gia đình vì quan niệm đó mà quyết định sinh mổ trước thời gian lâm bồn nhiều tuần tuổi. Vậy việc can thiệp thai nhi sớm có ảnh hưởng gì đến thai nhi ạ?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Tôi khuyên gia đình nên nghe tư vấn của bác sĩ vì việc lấy thai ra sớm kéo theo nhiều hệ luỵ. Sau 34 tuần, phổi thai khá trưởng thành nhưng chưa 100%, đến tuần 40 tuần, trẻ sinh ra có thể thở và khóc được ngay. Các gia đình không nên vì 1 cái tính toán gì đó mà chọn cho em bé ra đời khi tuổi thai chưa đủ. Khi có chỉ định mổ thì bác sĩ sẽ khuyến cáo thời gian mổ thích hợp. Trong trường hợp phải mổ dù tuổi thai còn non do bệnh của mẹ hay thai, chúng tôi sẽ có hỗ trợ thuốc để khi ra trẻ thở được, hoặc phối hợp bác sĩ nhi để chăm sóc em bé sau sinh.

MC: Theo như PGS.TS vừa giải thích thì những em bé sinh mổ sẽ chịu thiệt thòi hơn các bé sinh thường, vì việc đứa trẻ chào đời không bằng con đường sinh tự nhiên thì dạ dày và phổi có thể vẫn còn nước ối làm tăng nguy cơ suy hô hấp, gây bệnh màng trong… Đây có phải là hạn chế lớn nhất trong việc sinh mổ không thưa ông? Những bé sinh ra theo cách này phải có chế độ chăm sóc và lưu ý gì?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Với em bé sinh non thì cần chăm sóc đặc biệt, có thể ở phòng có hỗ trợ lồng ấp, gần như môi trường trong bụng mẹ. Cũng cần bác sĩ chuên khoa sơ sinh, điều dưỡng để chăm sóc các em bé này.

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Với trường hợp sinh để chọn giờ là không nên, nên thầy thuốc quyết đoán thì việc sinh con sẽ thành công. Bác sĩ tư vấn phải quyết liệt. Còn trường hợp non tháng, hoặc dễ đẻ non như song thai thì chúng tôi sẽ tiêm trưởng thành phổi. Bác sĩ sẽ hỗ trợ đầy đủ để đảm bảo sức khoẻ cho em bé.

Hồ Thị Quế Anh, Nghệ: Chào PGS.TS Phạm Bá Nha. Tôi năm nay 26 tuổi, đã mổ thay van tim cơ học năm 2014. Từ khi mổ xong tôi thấy mình khỏe ra mà không có hiện tượng tím tái gì cả. Tôi đang có ý định mang thai. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi nếu mang thai tôi có phải sinh mổ không? Việc phục hồi vết thương sau đẻ mổ mất bao nhiêu thời gian, đặc biệt là với người có tiền sử bệnh tim như tôi?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Với trường hợp của chị, thì sẽ được tư vấn tận tình, chúng tôi khuyến cáo trước khi có thai cần đi khám. Nếu tim ổn định thì mới nên mang thai. Trường hợp của chị có nhiều nguy cơ mổ lấy thai, nếu chị không được theo dõi tốt thì việc giảm đông máu sẽ rất đáng lo ngại. Tỷ lệ mổ lấy thai rất cao trong nhóm bệnh lý này.

Mổ đẻ nên hay không nên? (P3)

MC: Thưa TS. BS Nguyễn Xuân Hợi, ngoài bệnh tim, thì những căn bệnh nào gây nguy hiểm cho người mẹ khi sinh con, đặc biệt là sinh bằng phương pháp thông thường?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Còn có những bệnh khi mang thai mới xuất hiện như cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ,… gây nguy hiểm cho mẹ và con.

Phạm Thị Phương, Thanh Hóa: Thưa bác sĩ! Tôi mới sinh con theo hình thức đẻ mổ được 14 tháng. Đến giờ tôi lại mới có thai được 2 tháng. Như vậy có ảnh hưởng gì không? Tôi có cần bỏ đứa bé đi không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS Phạm Bá Nha: Thực ra chúng tôi cần 1 số thông tin, chị sinh mổ lần đầu hay có đủ số con rồi. Nếu đẻ quá dầy thì vết mổ chưa ổn định sẽ ảnh hưởng trong quá trình thai nghén. Chị phải đi khám để bác sĩ theo dõi, đánh giá để biết thực tế bệnh. Nếu chị muốn giữ em bé thì cần theo dõi sát sao là rất cần thiết.

MC: Thưa TS. BS Nguyễn Xuân Hợi, nếu lần sinh đầu mà đẻ mổ thì lần sinh sau nên cách lần đầu bao lâu để tránh các biến chứng? Thai phụ từng sinh mổ lần đầu thì có thể sinh thường ở lần sinh tiếp theo được không ạ?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Theo khuyến cao ở Việt Nam, thì nên để vết mổ ổn định thì mới nên mang thai. Chị em nên đi khám để phát hiện bất thường, theo dõi để giữ thai. Đến thời điểm này vẫn chưa có trường hợp tai biến nào do vết sẹo khi mang thai sớm. Các vấn đề đau, mất sữa đều là hệ luỵ sau mổ. Nếu lần trước sinh mổ mà lần sau chuyển dạ tốt thì không cần sinh mổ.

Mổ đẻ nên hay không nên? (P4)

MC: Tôi mang thai đã được 9 tháng 13 ngày rồi, tức là đã quá ngày sinh rồi mà chưa chuyển dạ. Nước ối cũng chưa vỡ. Tôi nên chọn luôn phương pháp đẻ mổ hay để sinh thường tự nhiên? Tôi lo quá. Xin được bác sĩ tư vấn.

PGS.TS Phạm Bá Nha: Liệu việc tính tuổi thai đã đúng hay chưa, vì tuổi thai được bác sĩ theo dõi từ đầu đến suốt quá trình mang thai. Nếu chúng ta theo siêu âm mà đo thì việc đó chỉ có giá trị tham khảo. Với thai chưa hết tuần 41 thì có thể theo dõi để tiên lượng. Trong trường hợp này có thể gây chuyển dạ nhân tạo để thai phụ chuyển dạ được. Nếu thấy bất lợi chúng tôi mới chỉ định mổ.

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Còn về trọng lượng thai cũng quyết định nữa. Ngoài ra với chị em vòng kinh dài thì cách tính tuổi thai rất quan trọng. Cách tính trong 3 tháng đầu là chính xác nhất.

Nguyễn Thanh Nhã, Ninh Bình: Thưa bác sĩ, tôi mới sinh con đầu lòng được 2 tuần bằng phương pháp đẻ mổ. Tuy nhiên sau khi sinh bé ra, tôi bị sốt và mắc chứng áp xe vú. Tôi phải nằm lại bệnh viện điều trị 1 tuần và cũng chừng đó thời gian, con tôi phải ăn sữa công thức. Tôi được biết nên cho bé bú sữa mẹ trong 24 giờ sau sinh sẽ giúp bé có sức khỏe tốt nhất. Liệu điều này có đúng không thưa bác sĩ? Bé có thể có những ảnh hưởng gì khi không được bú mẹ trong 1 tuần đầu? Tôi xin cảm ơn.

PGS.TS Phạm Bá Nha: Người phụ nữ nên cho con bú sớm trong 30 phút đầu. Các bệnh viện lớn đã dùng phương pháp da kề da, cho bú sớm, cắt rốn muộn. Vì các giọt sữa non rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Nhưng ở chị, bên vú lành vẫn có thể bú được. Còn bên vú bị áp xe phải chữa là bệnh cần thiết nên việc dùng sữa công thức là việc bắt buộc. Chị cứ yên tâm điều trị để nuôi con hiệu quả.

MC: Vì nhiều lý do mà nhiều thai phụ chọn đẻ mổ. Bác sĩ có thể phân tích những mặt lợi và mặt hạn chế của 2 phương pháp và sinh thường được không ạ?

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Nếu cuộc chuyển dạ kéo dài khiến sản phụ mệt mỏi, thiếu nước khiến sản phụ mệt. Vấn đề mất máu đối với sinh thường và sinh mổ đều khiến sản phụ xanh xao, yếu. Nếu sinh thường mà kiểm soát tốt thì người phụ nữ cũng rất dễ hồi phục.

Võ Thu Thủy, TP. Huế: Tôi được biết trẻ sơ sinh nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng khi được can thiệp sinh mổ khi mẹ chưa chuyển dạ. Hơn nữa thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê khi đẻ mổ và dễ bị suy giảm miễn dịch. Bác sĩ có thể phân tích rõ hơn những điểm hạn chế với sức khỏe của bé khi sinh mổ được không ạ?

PGS.TS Phạm Bá Nha: Thứ 1, sinh mổ hiện nay đến 99% mổ bằng phương pháp gây tê tuỷ sống. Cho nên lượng thuốc mê vào em bé cũng cải thiện được rồi. Thứ 2, sinh mổ gây suy hô hấp thì không đúng. Chỉ trường hợp mổ lấy thai sớm thì mới gây nên khả năng đó thôi. Và trong những trường hợp mổ thai sớm có chuẩn bị thì cũng mang lại lợi ích cho em bé. Thực ra trong quá trình chuyển dạ tự nhiên có hoá chất trung gian khiến phổi em bé trưởng thành hơn. Trong trường hợp cần mổ thì phải mổ, trong trường hợp không cần mổ thì nên sinh thường. Việc mong muốn sinh thường là chính đáng nhưng phải phụ thuộc vào sức khoẻ của mẹ và bé.

MC: Xin bác sĩ cho lời khuyên cho những người sắp làm mẹ.

PGS.TS Phạm Bá Nha: Khi chị em có em bé phải đi khám, để cần làm gì để có 1 thiên thần sắp ra đời. Mẹ cần đi khám trong quá trình mang thai, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên hữu ích. Chúng tôi sẽ có chỉ định đúng để bảo vệ cả mẹ và con.

TS. BS Nguyễn Xuân Hợi: Vấn đề sinh thường hay sinh mổ nên để nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!