Mời các bạn theo dõi chương trình:
Lưu ý: Video này được nhúng từ Youtube, khách hàng VIP sẽ mất phí data khi xem
Trên hành trình đem tới những trái tim khỏe mạnh cho các em bé mắc bệnh tim bẩm sinh là đôi tay tận tụy của các bác sỹ. Từ những buổi khám sàng lọc tới khi phẫu thuật, rồi hậu phẫu, các đôi bàn tay ấy vẫn luôn ân cần chăm sóc, chở che để giúp các em bé có thể phục hồi và thoải mái vui cười, chạy nhảy.
Tuy vậy, chẳng mấy ai tỏ tường về cuộc sống thường ngày của những người bác sỹ ấy. Nhân dịp kỷ 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam sắp tới, hãy cùng Trái tim cho em dành thời gian để tri ân những y bác sỹ đang từng ngày giành lại sự sống cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong buổi livestream đầu tiên của năm Mậu Tuất, chúng ta sẽ có dịp lắng nghe những tâm sự về câu chuyện công việc mà ít ai biết tới của người làm nghề y.
Hãy đón xem vào 20h thứ Hai, ngày 26/2/2018. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Songkhoe.vn, livestream trên Fanpage Sống Khỏe và Trái Tim Cho Em
Chủ đề: Gửi lời tri ân đến người thầy thuốc Việt Nam:
Khách mời:
• TS. BS Đỗ Anh Tiến - Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện E
• BS Nguyễn Tùng Sơn – Bác sỹ can thiệp tim mạch, Khoa Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
NỘI DUNG CÂU HỎI CHƯƠNG TRÌNH:
MC:Được biết Bệnh viện E ngoài các hoạt động khám sàng lọc với Trái tim cho em thì bệnh viện cũng tổ chức rất nhiều các hoạt động tầm soát bệnh tim bẩm sinh riêng. Bác sỹ có thường xuyên tham gia các hoạt động khám sàng lọc không? Và bác sĩ có thể chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình đi khám sàng lọc không à?
TS. BS Đỗ Anh Tiến:Ngày đầu hoạt động Trung Tâm đã khám và sàng lọc phát hiện ra rất nhiều các cháu. Ở dưới Thái Bình có 1 bà mẹ khoảng 50 tuổi có con 18 tuổi mà cháu rất bé, môi tím, ngón tay và chân thành rùi trống hết. Sau khi mình khám thì hỏi mẹ cháu bé bị lâu chưa thì được biết cháu bị vậy từ bé. Cháu đi siêu âm mới biết bị thông liên thất nhưng đã rất muộn. Trong khi bệnh của cháu sẽ chữa khỏi được hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Đó là 1 trong những kỷ niệm kết quả không được tốt lắm nhưng may mắn là cháu đã được phát hiện kịp thời.
MC:Trong những lần khám sàng lọc, điều gì là khó khăn lớn nhất?
TS. BS Đỗ Anh Tiến: Trong thời gian đầu đi khám tại vùng xâu vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, không phải do đường xa mà cái khó nhất là không thể tập hợp được các cháu đến Trung tâm y tế đến và khám. Nhưng cũng rất may mắn là mỗi lần chúng tôi đi khám trên vùng cao cũng được các tổ chức hỗ trợ, đặc biệt là có sự giúp đỡ hỗ trợ của Tập Đoàn Viettel đã tuyên truyền và kêu gọi để thông tin khám chữa đến được với người dân, và phát hiện kịp thời các ca bệnh tim bẩm sinh.
Vấn đề chi phí chữa bệnh cho các cháu là một trong những vấn đề rất lớn với các bác sĩ đặc biệt với các cháu bệnh tim bẩm sinh. Vì bảo hiểm y tế chỉ chi trả được 1 phần chi phí thôi mà đối với 1 cuộc phẫu thuật tim thì chi phí nhiều cũng không phải quá nhiều mà cũng không phải là 1 chi phí nhỏ. thường dao động trong khoảng 20-30 triệu nhưng đối với những gia đình nghèo không có điều kiện thì đây là 1 con số khá lớn. Và còn 1 vấn đề nữa là chi phí không tên, hiện nay qua thông tin đại chúng người bệnh và người nhà bệnh nhân cũng đã tin tưởng các bác sĩ nhiều rồi. Về vấn đề chi phí không tên gia đình bệnh nhân không phải lo lắng về vấn đề đó, các bác sĩ sẽ luôn tận tâm tận lực với bệnh nhân.
MC:Trong số những ca bệnh tim bẩm sinh mà bác sỹ từng trực tiếp phẫu thuật, có bệnh nhi nào mà bác sỹ nhớ nhất (bệnh nhi mắc bệnh nguy kịch được phát hiện kịp thời nhờ chương trình Trái tim cho em, bệnh nhi mắc bệnh phức tạp, phẫu thuật nhiều lần, bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt)?
TS. BS Đỗ Anh Tiến: Trong thời gian công tác thì tôi nhớ rất nhiều trường hợp nhưng có 1 tường hợp ở Điện Biên. Khi phát hiện ra cháu bị bệnh thì rất phức tạp không phải mổ 1 lần là xong. mà bố mẹ cháu là người dân tộc không biết tiếng kinh, may là có 1 người chú đi cùng. Ekip bác sĩ có giải thích cho gia đình hiểu là mổ xong lần này thì 1 năm sau phải mổ lại. Nhưng sau đó 1 năm gọi điện cho gia đình để báo cháu xuống mổ thì gia đình kêu không có tiền nên chúng tôi lại liên hệ và nhờ đến sự hỗ trợ của chương trình Trái tim cho em để giúp đỡ cháu về phần chi phí mổ, còn các bác sĩ trong viện thì lo ăn uống cho cháu.
MC: Trong số những ca bệnh tim bẩm sinh mà bác sỹ từng trực tiếp phẫu thuật, có bệnh nhi nào mà bác sỹ nhớ nhất (bệnh nhi mắc bệnh nguy kịch được phát hiện kịp thời nhờ chương trình Trái tim cho em, bệnh nhi mắc bệnh phức tạp, phẫu thuật nhiều lần, bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt)?
TS. BS Đỗ Anh Tiến: Vấn đề chi phí chữa bệnh cho các cháu là một trong những vấn đề rất lớn với các bác sĩ đặc biệt với các cháu bệnh tim bẩm sinh. Vì bảo hiểm y tế chỉ chi trả được 1 phần chi phí thôi mà đối với 1 cuộc phẫu thuật tim thì chi phí nhiều cũng không phải quá nhiều mà cũng không phải là 1 chi phí nhỏ. thường dao động trong khoảng 20-30 triệu nhưng đối với những gia đình nghèo không có điều kiện thì đây là 1 con số khá lớn. Và còn 1 vấn đề nữa là chi phí không tên, hiện nay qua thông tin đại chúng người bệnh và người nhà bệnh nhân cũng đã tin tưởng các bác sĩ nhiều rồi. Về vấn đề chi phí không tên gia đình bệnh nhân không phải lo lắng về vấn đề đó, các bác sĩ sẽ luôn tận tâm tận lực với bệnh nhân.
MC: Không biết bác sỹ có nhận ra em bé trong video vừa rồi không? Bác sỹ Tiến có thể chia sẻ thêm với các khán giả về trường hợp của cháu Thảo được không? Căn bệnh của cháu bé có phải dạng phức tạp không và bác sỹ có gặp khó khăn gì khi phẫu thuật không?
TS. BS Đỗ Anh Tiến: Đây là cháu Thảo. Tình trạng sức khỏe của bé Thảo khi đến bệnh viện E là cháu 9 tuổi, chỉ có 15kg. Khi phát hiện bệnh thì cháu mắc bệnh tim rất phức tạp, cháu bị tổn thương van 2 lá rất nặng. Đây là 1 dạng bệnh thấp tim chỉ gặp ở người lớn mà cháu 9 tuổi lại bị.
Quyết định chữa cho cháu làm 2 thì: 1. Thông tim vì cháu có ống động mạch rất lớn để xem có bít được ống động mạch để đánh giá xem buồng tim của cháu có nhỏ lại hay không. Sau mổ thì không được như kỳ vọng thì ekip lại tiếp tục phẫu thuật tiếp để sửa chữa cho cháu nhưng vẫn không được tốt nên quyết định thay van cho cháu.
Khi chuẩn bị đi mổ cháu bị chảy máu mũi rất nhiều nên phải hoãn mổ mất 1 tuần. Bé thảo rất ngoan. Sau khi mổ xong đã được bố và các cô chú trong ekip đưa lên bờ Hồ chơi và cho đi ăn phở. Cháu tâm sự rằng chưa bao giờ được ăn phở cả.
MC: Trong suốt quá trình tiếp nhận ca của cháu Thảo, có điều gì khiến bác sỹ ấn tượng và nhớ mãi?
TS. BS Đỗ Anh Tiến: Ấn tượng của tôi với bé Thảo là cháu có 1 sức sống rất mãnh liệt. Những người trong nghành nhìn film phổi của cháu sẽ thấy bệnh cháu rất nặng, phổi tương đương với người trưởng thành nhưng đây chỉ là bé 9 tuổi thôi. Nhưng cháu rất dũng cảm và có sức sống rất mãnh liệt.
Xin chào mừng các bạn quay trở lại với buổi livestream. Ngồi cạnh tôi bây giờ là Bác sỹ Nguyễn Tùng Sơn – Bác sỹ can thiệp tim mạch, khoa Tim mạch và Lồng ngực, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
MC:Bác sỹ có kỉ niệm nào đáng nhớ trong những lần đầu tham gia các đợt khám sàng lọc không?
BS Nguyễn Tùng Sơn: Kỷ niệm thì rất nhiều có cả vui và buồn. Vui khi đem lại nguồn sống cho các cháu, còn buồn là khi có những ca mình không thể cứu chữa được.
MC:Hoạt động khám sàng lọc được chương trình triển khai từ năm 2011- 2012, giai đoạn này chương trình phối hợp rất nhiều với bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi, bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Nhắc lại một chút về những ngày đầu khi mới đi khám sàng lọc, các bác sỹ của bệnh viện Việt Đức có gặp khó khăn nào trong quá trình thực hiện buổi khám không?
BS Nguyễn Tùng Sơn:Đặc biệt khó khăn là khi khám ở nơi vùng sâu vùng xa, đi bộ xa và rất hiểm trở, một bên là vực, một bên là núi, rất khó đi
MC: Trong những ca phẫu thuật này, các bác sỹ phải làm việc liên tục và không ăn không ngủ đúng không?
BS Nguyễn Tùng Sơn: Trực 24h không ngủ, hoặc mổ 10-12 tiếng. Có khi những ngày 2 ngày không ngủ 1 chút nào. Thường là không ăn, hoặn ăn cho qua bữa thôi.
MC:Tôi thắc mắc là với một cường độ làm việc nặng và căng thẳng như vậy, làm thế nào mà bác sỹ có thể vượt qua?
BS Nguyễn Tùng Sơn: Phải có niềm đam mê, và quan trọng là có gia đình vững chắc. Có những lúc đi trực 2-3 ngày liền mọi người đều mong chờ.
MC: Bây giờ tôi mời bác sỹ làm một bài toán nhỏ thế này, trong một ngày, trung bình bác sỹ dành được bao nhiêu thời gian cho gia đình?
BS Nguyễn Tùng Sơn: Quỹ thời gian thì không tính được, phần lớn thời gian là ở bệnh viện, nhưng giờ thời buổi công nghệ tôi có thể gọi facetime về cho đỡ nhớ vợ con.
MC: Đã có bao giờ các bác sỹ phải bỏ dở bữa cơm, bỏ dở buổi đi chơi hay hủy một lịch hẹn với gia đình vì bệnh nhân chưa? Vợ con hay bố mẹ bác sỹ có bao giờ phật ý hay lo lắng về điều này không?
BS Nguyễn Tùng Sơn: Vợ mình cũng là người trong nghành nên cũng hiểu 1 phần nào. Nên vợ mình cũng rất ủng hộ và động viên.
MC: Theo chúng tôi được biết, các bác sỹ thường có rất nhiều “con”, các cháu khi ra viện thường nhận bác sỹ đã cứu sống mình là bố nuôi. Với bác sỹ Sơn, bác sỹ có bao nhiêu người con nuôi? Có con nào đã lớn, trưởng thành rồi chưa? Cảm xúc của bác sỹ khi có thêm nhiều người con như thế như thế nào?
BS Nguyễn Tùng Sơn: Mình làm cũng đã lâu. Mình nhớ hết được các bé. Có thể không nhớ tên nhưng mặt mà nhìn lại chắc chắn sẽ nhớ. Ngày xưa các bé thường sợ nhất bác Sơn nhưng sau khi ra viện thì đều yêu quý và mỉm cười.
Thưa các bạn, hôm nay, trong trường quay này còn có những nhân vật rất đặc biệt. Năm 2017, có một em bé được phẫu thuật thành công ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hiện tại, em và gia đình cũng đang có mặt ở đây. Tôi xin mời gia đình em Nguyễn Hoàng Anh Tú cùng giao lưu với các bác sỹ.
MC: Bệnh của em là bệnh gì? Có phức tạp không?
BS Nguyễn Tùng Sơn: Cháu Tú được chúng tôi phát hiện năm 2007. Cháu tuy bị nhẹ nhưng phát hiện muộn nên tương đối khó. Chúng tôi có hội chẩn và quyết định can thiệp bít rùi cho cháu. Bây giờ nhìn cháu thế này tôi cũng rất vui và bất ngờ về sức khỏe của cháu.
Mọi ủng hộ từ các nhà hảo tâm xin vui lòng chuyển tới:
* Văn Phòng Quỹ Tấm Lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam, số 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội.
* Hoặc chuyển khoản ủng hộ qua số tài khoản VNĐ: 002 110 130 6008 – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Ba Đình Hà Nội.
- Chủ tài khoản: Quỹ Tấm lòng Việt...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!