Tư vấn trực tiếp: Phòng tránh bệnh tim bẩm sinh thai kỳ

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tim bẩm sinh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ.

Chương trình tư vấn với sự tham gia của 2 bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch: PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, PGĐ Trung tâm tim mạch BV Đại học Y Hà Nội; ThS. BS. Trần Đắc Đại, Phó khoa Tim nhi, Trung tâm Tim mạch BV E Hà Nội. Hai chuyên gia sẽ trực tiếp giải đáp những câu hỏi của độc giả.

Điều trị tim bẩm sinh (P3)

Hoamuaha515: Em gái tôi 13 tuổi, mới phát hiện bị TBS dạng Apso loại 4. Bác sĩ cho hỏi loại 4 có phải đã bị nặng không và phương pháp điều trị nên dùng thuốc hay phải phẫu thuật? Ở Việt Nam đã có ca bệnh Apso loại 4 nào được chữa thành công chưa vì theo tôi được biết thì đây là ca bệnh khó. Hiện tôi rất hoang mang cho sức khỏe của em, xin hãy cho tôi tư vấn chi tiết! Cảm ơn chương trình.

ThS.BS Trần Đắc Đại: 13 năm gia đình không phát hiện ra bệnh, tuy nhiên có người sinh rồi mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên đây là bệnh nặng, khó phát hiện ra bệnh, chứ không phải là không có cách chữa. Apso 4 là bệnh nặng, đến 13 tuổi mới phát hiện được thì, đôi lúc, tùy trường hợp, không cần phải chữa. Có thể theo dõi điều trị nội khoa. Đến cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể, theo dõi định kì hoặc mổ (tùy trường hợp cụ thể).

Hoàng Hải: Bé nhà tôi 8 tháng rồi, bị thân chung động mạch, giờ càng ngày càng còi, ăn uống kém. Bác sĩ cho tôi hỏi tỷ lệ thành công đối với ca mổ của con tôi là bao nhiêu phần trăm? Có tiến hành mổ luôn được không?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Càng mổ sớm càng tốt, con bạn không thể nào lên cân, thậm chí cháu sẽ còi đi vì viêm phổi liên tục, cần phải dùng nhiều kháng sinh. Bạn nên quay lại gặp bác sĩ khám bệnh để có những lộ trình điều trị tiếp theo.

01647***680: Thưa bác sĩ. Em đã mang thai được 15 tuần. Lúc thai nhi được 12 tuần tuổi, em đã đi khám sàng lọc và được bác sĩ kết luận là thai nhi phát triển bình thường. Bác sĩ cho em hỏi, vậy đến 16-22 tuần tuổi, em có cần tiếp tục đi khám sàng lọc không ạ. Liệu em chỉ đi siêu âm hình thái thôi có được không. Em rất sợ bé sinh ra mắc các bệnh bẩm sinh nguy hiểm như TBS. Cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Tâm lý làm cha mẹ thì ai cũng lo sợ con mình sinh ra bị thiếu hụt, bệnh tật... tuy nhiên đừng quá sợ hãi. Bạn hãy theo sát bác sĩ sản khoa mà bạn thăm khám thường xuyên để được thống nhất thông tin tư vấn. Sau khi làm hết các test, bạn chỉ cần siêu âm, sau sinh thì cho cháu khám Nhi khoa để các bác sĩ theo dõi định kì, tốt hơn cho sức khỏe. Siêu âm vừa tốn thời gian, chi phí nên cũng không cần thiết phải siêu âm quá nhiều.

Thu Hoài (Phú Thọ): Chị gái tôi mới sinh em bé được 1 tháng, một hôm cháu sốt cao, gia đình sốt ruột đưa tới viện. Sau khi được thăm khám, bác sĩ thông báo cháu bị tim bẩm sinh thông liên thất phần màng 3,9mm, cần phẫu thuật sớm. Tuy nhiên, sức khỏe cháu rất yếu, hay quấy khóc và bú mẹ không được nhiều. Giờ gia đình tôi có nên cho cháu phẫu thuật không hay dùng thuốc gì để duy trì tới khi cháu khỏe mạnh đã. Nếu giờ phẫu thuật thì tỷ lệ thành công là bao nhiêu và chi phí trọn gói thế nào?

Chăm sóc trước sinh để tránh tim bẩm sinh

ThS.BS Trần Đắc Đại: Cần phân biệt ho sốt có phải do TBS hay không. Nếu máu lên phổi nhiều, cần thiết phải chữa ngay. Bạn hãy nhớ, không quá lo lắng nhưng hãy mổ để bé lớn, chứ không phải đợi cháu lớn rồi mới mổ. TBS không phải mổ xong là khỏi mà phải theo dõi, phải khám đi khám lại nhiều, thậm chí nằm viện lâu dài nên kinh phí chi trả sinh hoạt mới tốn kém. Nếu gia đình không quá lo lắng vấn đề kinh tế thì nên phẫu thuật sớm cho cháu.

Lê Nguyễn Mạnh Hùng (Hải Hậu, Nam Định): Con trai tôi chào đời đã bị suy hô hấp, được chẩn đoán bị TBS và phải thở ôxy liên tục. Sau 1 tuần điều trị bệnh không cải thiện, con được chuyển đến BV Nhi TW và được các BS chẩn đoán bị bệnh tim kết hợp, thông sàn nhĩ thất toàn bộ (một dạng tim bẩm sinh phức tạp) kèm hội chứng Wolff - Parkinson – White. Theo tìm hiểu tôi biết đây là hội chứng rối loạn tim nhanh do tồn tại đường dẫn truyền xung điện bất thường bẩm sinh trong tim. Nhiều lúc bé lên cơn tim nhanh đến mức nguy kịch 240 lần/phút, các BS phải cấp cứu cắt cơn tim nhanh nhiều lần. Được biết có phương pháp đốt điện can thiệp rối loạn nhịp tim nhanh, 2 chuyên gia cho tôi hỏi phương pháp này áp dụng được cho con tôi (hiện 4 tháng) không và cần lưu ý những điều gì?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Chú ý nhịp tim nhanh, giải phẫu bất thường, bạn nên theo chỉ định của bác sĩ viện Nhi. Có thể đốt điện ngay trên bàn mổ hoặc phẫu thuật. Nên sớm điều trị dứt điểm, đừng chờ đợi cháu tự khỏi.

MC: Thưa 2 chuyên gia, được biết, với trẻ bị TBS tức là sức khỏe vốn đã không được như trẻ bình thường thì có nên tiêm vắc-xin không? Và tiêm vắc-xin cho trẻ tốt nhất là giai đoạn nào?

ThS.BS Trần Đắc Đại: Không có chống chỉ định tuyệt đối về TBS với tiêm phòng. Bố mẹ lưu ý: Trẻ mắc TBS bị nhiễm trùng cấp tính (ho sốt viêm phổi nhiễm trùng da, suy kiệt...) tiêm vắc-xin dễ gây phản ứng với cơ thể. Một số trường hợp nếu không tiêm phòng thì nguy cơ mắc nhiễm trùng cao hơn TBS.

Tư vấn trực tiếp: Phòng tránh bệnh tim bẩm sinh thai kỳ

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, PGĐ Trung tâm tim mạch BV Đại học Y Hà Nội

MC: Mặc dù, nhiều trẻ mắc bệnh TBS có thể sinh hoạt, học tập không khác những đứa trẻ sức khỏe bình thường nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có được sức khỏe tốt. Vậy thưa PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, ông có lời khuyên gì cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc con bị TBS không?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: TBS nhẹ thì không cần phải chữa, bố mẹ cần tạo tâm lý thoải mái cho các cháu, sinh hoạt bình thường, không mặc cảm, tự ti. Ăn uống tốt, tránh nhiễm trùng cơ hội, ăn đủ chất, không còi xương, suy dinh dưỡng... Các cháu bị TBS chứ cơ thể hoàn toàn có thể phát triển bình thường.

MC: Xin hỏi ThS.BS Trần Đắc Đại, là một bác sĩ chuyên khoa tim nhi, BS có thể cho các bà mẹ lời khuyên cách chăm sóc trước sinh thế nào để mang thai khỏe mạnh được không ạ? Không có trường hợp nào sảy thai vì TBS.

ThS.BS Trần Đắc Đại: Chăm sóc thai nhi có dị tật bẩm sinh không khác gì thai nhi bình thường. Nếu biết trước thai nhi có dị tật, cha mẹ lập kế hoạch can thiệp điều trị, lựa chọn cơ sở y tế đầy đủ thiết bị, điều kiện vật chất đầy đủ, đội ngũ bác sĩ chuyên môn có thể can thiệp ngay khi đứa trẻ chào đời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!