Tuổi tác có ảnh hưởng gì đến 'vùng kín'?

Nữ - 12/23/2024

'Vùng kín' là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chị em phụ nữ, vì thực hiện chức năng tình dục và đóng vai trò quan trọng trong sinh đẻ. Nhưng thú thực, rất nhiều người vẫn không hiểu rõ về vùng tam giác này, kể cả nam giới cũng như nữ giới. Khi có tuổi, làn da ở âm hộ có thể bị thâm lại hoặc sáng hơn so với bình thường, âm vật có thể bị thu nhỏ.

'Vùng kín' là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chị em phụ nữ, vì thực hiện chức năng tình dục và đóng vai trò quan trọng trong sinh đẻ. Nhưng thú thực, rất nhiều người vẫn không hiểu rõ về vùng tam giác này, kể cả nam giới cũng như nữ giới. Khi có tuổi, làn da ở âm hộ có thể bị thâm lại hoặc sáng hơn so với bình thường, âm vật có thể bị thu nhỏ.

Tuổi tác có ảnh hưởng gì đến 'vùng kín'?

https://lilyapp.me/song-khoe/gioi-tinh/suc-khoe-vung-kin-trong-mua-thu/

Từ 'âm đạo' bắt nguồn từ tiếng gốc Latinh có nghĩa là 'vỏ bọc của một thanh kiếm'. Hầu hết chúng ta sử dụng để chỉ các khu vực nhạy cảm bên dưới cơ thể.

Xét về mặt kỹ thuật, 'vùng kín' là một kênh hẹp chạy bên trong cơ thể phụ nữ từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm hộ là khoảng rộng 1/4 của âm đạo mà bạn có thể nhìn thấy bao gồm các môi âm hộ bên trong và bên ngoài, âm vật và đáy chậu. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung.

'Vùng kín' có những đặc điểm rất đáng kinh ngạc, là một khu vực bí ẩn mà bao nhiêu năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn không khỏi bất ngờ. Do đó, không có gì khó hiểu khi chị em phụ nữ sở hữu những bí mật ở vùng kín mà không hay biết.

https://lilyapp.me/song-khoe/khoe-dep/6-cach-lam-trang-da-vung-kin/

Dưới đây là những điểm mới khám phá về 'vùng kín' có thể bạn chưa biết:

1.Khả năng mở rộng đáng kính ngạc

Trung bình, âm đạo của một người phụ nữ rộng khoảng 7,6cm và sâu đến 10,5cm. Tuy nhiên, độ sâu và rộng của 'vùng kín' không nhất thiết nằm ở ngưỡng trên.

Trong thực tế, âm đạo có thể mở rộng gấp 200 lần kích thước thực của nó. Bên trong âm đạo là một loạt các dãy núi nối tiếp nhau bời các nếp gấp của âm đạo, cho phép mở rộng và kéo dài hết sức có thể.

Đây chính là lý do mà một đứa trẻ nặng khoảng 5kg có thể dễ dàng chui ra khỏi âm đạo sau một ca sinh nở. Sau khi sinh con xong, âm đạo dần trở về hình dạng ban đầu vốn có của nó. Quá trình này mất khoảng 6 tháng để nó có đủ thời gian chữa lành những tổn thương bên trong.

Trong quá trình giao hợp, âm đạo có thể mở rộng 2-3 lần so với kích thước nhìn thấy ban đầu của nó.

2. Cần tập thể dục đều đặn

Hầu hết các chị em phụ nữ đều nên thực hiện các bài tập cho phần khung xương chậu để tăng cường cơ bắp pubococcygeus của sàn chậu. Đây là bài tập thể dục có thể giúp một người phụ nữ đối phó trong khi sinh, ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu và thậm chí tăng cảm giác cực khoái.

Tuổi tác có ảnh hưởng gì đến 'vùng kín'?

Cách tập bài tập củng cố sức mạnh cơ xương chậu:

Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi bạn đi tiểu rồi nín lại giữa chừng (giống cách để xác định cơ xương chậu đã nói ở trên). Hãy lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Trong khi luyện tập, hãy nhớ là không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, bạn cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.

3. Có khả năng tự làm sạch

Âm đạo có cơ chế tự làm sạch. Nó được lót bởi một loạt các tuyến sản xuất chất lỏng cần thiết để cả hai bôi trơn và làm sạch vùng âm đạo. Các chất lỏng giúp rửa trôi vi khuẩn có hại và duy trì độ pH khỏe mạnh.

Tuổi tác có ảnh hưởng gì đến 'vùng kín'?

Đây là một trong những lý do mà các bác sĩ khuyên bạn không thụt rửa và sử dụng xà phòng với 'vùng kín', không dùng khăn lau có mùi thơm, chất tẩy rửa mạnh hoặc gel để làm sạch âm đạo. Những sản phẩm này có thể gây kích thích âm đạo, rửa trôi các chất bôi trơn có lợi. Điều này sẽ khiến âm đạo có mùi hôi và ngứa ngáy.

Có thể bạn không tin nhưng một số các trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo là do chị em thường xuyên thụt rửa âm đạo và rửa bằng xà phòng vì nghĩ như vậy sẽ giúp 'cô bé' sạch sẽ hơn.

4. Độ pH trong môi trường âm đạo tương đương rượu vang

Cũng giống như làn da hay khu vực da đầu của bạn, âm đạo cũng có độ pH. Trong trường hợp bình thường, âm đạo có tính axit trong tự nhiên, có độ pH khoảng 3,8-4,5, tương đương với độ pH trong rượu vang và cà chua. Mặt khác, tinh dịch lại có độ pH giữa 7,2 và 8.

Do đó, tinh dịch có thể làm trung hòa môi trường âm đạo. Mặc dù vậy, việc quan hệ tình dục quá nhiều trong một lần giao phối có thể làm đảo lộn mức độ pH trong âm đạo, dẫn đến nhiễm trùng như viêm âm đạo...

5. Chất nhầy trong âm đạo có sự thay đổi khi đến kỳ rụng trứng

Âm đạo có khả năng tự bôi trơn và mức độ bôi trơn nhiều hay ít phụ thuộc vào chu kỳ hàng tháng. Những chất lỏng trơn trượt bên trong âm đạo không có gì nhưng chất nhầy ở cổ tử cung sẽ được tiết ra trong suốt chu kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, trong thời gian rụng trứng, chị em sẽ thấy chất nhầy ở cổ tử cung xuất hiện rõ ràng nhất, giống như cao su và có khả năng kéo giãn.

Những chị em đang muốn có thai cần phải canh thời điểm này để sẵn sàng giao hợp. Đây chính là thời điểm tốt nhất để thụ tinh. Hoặc nếu bạn đang có quan hệ tình dục mà không muốn có thai cần tránh làm 'chuyện ấy' vào giai đoạn này.

6. Lượng dịch âm đạo tiết ra khác nhau ở mỗi người

Có người vốn dĩ đã ít dịch âm đạo nhưng lại có những người dịch âm đạo ra liên tục mỗi ngày. Điều này có thể do cơ địa và hoàn toàn bình thường. Chỉ cần bạn không có nguy cơ bị bệnh tình dục, 'vùng kín' không có mùi hôi hay ngứa, rát thì bạn có thể yên tâm rằng mình khỏe mạnh. Nếu nghi ngờ hoặc lo lắng, bạn có thể đi khám phụ khoa.

7. Tuổi tác có ảnh hưởng đến "vùng kín"

Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của âm đạo. Khi bạn có tuổi, ngực có thể chảy xệ và nhìn thấy rõ ràng. Tương tự như thế, khi mang thai, sinh con, thay đổi nội tiết tố, yếu tố di truyền... cũng sẽ làm suy yếu sự hỗ trợ đường sinh dục nữ, kéo theo hiện tượng chảy xệ, lão hóa 'vùng kín'.

Khi có tuổi, làn da ở âm hộ có thể bị thâm lại hoặc sáng hơn so với bình thường, âm vật có thể bị thu nhỏ. Những thay đổi này chủ yếu là do giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh.

Để tránh những hiện tượng lão hóa 'vùng kín', bạn có thể thử các bài tập sàn chậu, duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh táo bón và nói không với thuốc lá.

8. Không có bất cứ thứ gì có thể chui ra từ âm đạo vào trong cơ thể bạn

Âm đạo là một mô riêng và ngăn cách với phần bên trong cơ thể bởi cổ tử cung. Nói cách khác, âm đạo không thông hẳn với những bộ phận khác trong cơ thể, vì thế nếu vật nào lỡ lọt vào đó, sẽ không mất đi đâu được.

Do đó, nếu chị em lo lắng sử dụng tampon có thể chui tọt vào cơ thể thì hãy yên tâm. Nếu bị chui tọt vào âm đạo, bạn chỉ cần đến nhờ bác sĩ phụ khoa gắp ra bằng mỏ vịt và kẹp rất dễ dàng.

Tuổi tác có ảnh hưởng gì đến 'vùng kín'?

9. "Vùng kín" thay đổi đáng kể sau khi sinh con

Nhìn bên ngoài, hình dạng 'vùng kín' trước và sau sinh không có điểm gì khác biệt. Tuy nhiên, sau khi sinh, 'vùng kín' đã có sự thay đổi lớn, cụ thể là độ giãn của âm đạo bây giờ rất lớn và khả năng co lại cũng không còn nhanh nhạy như trước nữa.

Đây cũng chính là lý do mà chuyên gia thường khuyên chị em sau sinh nên tập bài tập Kegel để lấy lại tự tin cũng như duy trì đời sống tình dục lành mạnh.

https://lilyapp.me/song-khoe/gioi-tinh/suc-khoe-tinh-duc/5-sai-lam-lam-tang-nguy-co-viem-nhiem-vung-kin-vao-mua/

Nguồn: Theo Tiểu Nguyễn/Ttvn.vn (Afamily)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!