Nếu bạn yêu cầu trẻ không được làm một việc nào đó, trẻ nhất định sẽ càng bướng bỉnh thực hiện bằng được. Trẻ sẽ đáp lại mệnh lệnh 'Không, con không được thức khuya' của bạn như thế này: 'Không! Con muốn thức cả đêm để chơi cơ'.
Bạn và con có thể gặp phải tình thế khó xử khi cả hai đều đang tức giận và bất hòa với nhau, và thậm chí không ai sẽ sẵn sàng 'thỏa hiệp' trước cả. Thay vì nói 'không' một cách trực tiếp, bạn có thể từ chối những hành vi của trẻ bằng cách áp dụng một vài phương cách sau:
Trẻ nhỏ thường cáu giận nếu không được đáp ứng yêu cầu (Ảnh minh họa: Internet)
Trì hoãn đòi hỏi của trẻ
Bạn có thể đồng ý với những yêu cầu của trẻ, nhưng hãy để sau này mới thực hiện với những 'quy tắc' kèm theo.
Thay vì cho phép trẻ thức thâu đêm như đòi hỏi của trẻ, bạn có thể yêu cầu rằng: 'Được thôi, nhưng 15 phút nữa con sẽ phải đi ngủ đấy'. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này một ngày trong tuần. Cho trẻ thấy rằng bạn không quên hay chiều theo những yêu cầu của trẻ bằng cách viết lại quy tắc của bạn ngay trước mặt trẻ.
Bạn cũng có thể nói với trẻ: 'Con sẽ được ăn gói bim bim đó sau bữa trưa ngày mai nhé' hay 'Để con không bị đầy bụng khi đi ngủ thì chúng ta sẽ ăn một miếng táo thôi nhé'.
Với phương pháp này, trẻ sẽ khá hài lòng khi những yêu cầu của mình được thực hiện. Bạn sẽ cần lập ra những 'ranh giới' và 'quy tắc' để đảm bảo rằng những điều trẻ thực hiện không gây hại cho trẻ.
Cho trẻ hiểu rằng bạn biết những mong muốn của trẻ
Trẻ sẽ thường cảm thấy bố mẹ không hiểu mình gì cả. Đối với trẻ, việc làm quan trọng nhất trong ngày là phải ăn được cái bánh quy toàn đường đầy ngon lành kia.
Khi đó, bạn nên cho trẻ hiểu rằng bạn biết con mong muốn được ăn cái bánh quy đó như thế nào: 'Mẹ biết con muốn ăn cái bánh quy đó, ngay cả mẹ cũng thích ăn nhiều bánh quy mà'. Cách làm này sẽ giúp bạn có thể thuyết phục trẻ không ăn bánh quy ngay lúc đó. Bằng cách cho trẻ thấy bạn hiểu cảm giác của trẻ, bạn có thể nắm quyền kiểm soát trong mọi hành vi của trẻ. 'Mẹ biết là con đang khó chịu vì mẹ không cho con ăn cái bánh quy đó'.
Trẻ nhỏ thường sẽ không còn đòi hỏi nếu cảm thấy mình được bố mẹ coi trọng và thấu hiểu. Khi trẻ biết rằng bố mẹ hiểu mình, trẻ sẽ coi đó là một 'chiến thắng' và sẽ phải nghe theo những yêu cầu khác của bố mẹ. Bạn không bao giờ nên từ chối trẻ một cách thẳng thừng.
Bạn cần cho trẻ biết rằng bố mẹ hoàn toàn hiểu những mong muốn của con (Ảnh minh họa: Internet)
Suy xét lại sự bất hòa giữa bạn và trẻ
Khi con bạn đòi một thứ gì đó có thể không có nghĩa là trẻ thực sự muốn một gói bim bim, hay muốn chơi thêm 15 phút khi đến giờ đi ngủ.
Bạn cần suy xét lại những gì đã xảy ra trong ngày có thể dẫn đến mối bất hòa giữa bạn và trẻ. Chẳng hạn như, liệu mình có ít quan tâm đến con hơn cô em gái không? Hay có phải con có hành vi như vậy vì không được ngủ đủ giấc?
Mặc dù bạn luôn cố gắng không từ chối con một cách thẳng thừng, nhưng sẽ có lúc bạn phải thực hiện điều đó. Nhưng hãy từ chối một cách có nghệ thuật để trẻ không cảm thấy ấm ức và cả hai mẹ con cùng vui vẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!