Được biết đến là một căn bệnh có tác động to lớn đến sức khoẻ, đời sống tinh thần và mạng sống của "một nửa thế giới". Ung thư cổ tử cung là một trong những mối đe doạ đối với sức khoẻ sinh sản của mỗi phụ nữ nói riêng và nhân loại nói chung, với mức độ nguy hiểm chỉ xếp sau căn bệnh ung thư vú. Theo ước tính, trên thế giới cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong là 11/20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Trên thế giới có 7/10 người không tầm soát ung thư cổ tử cung (*), và tỷ lệ này gần như hoàn toàn ở Việt Nam, trong khi hầu hết chị em phụ nữ đều thiếu hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này.
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44. Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo với buồng trứng). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát, và sau đó tập hợp thành một khối u lớn.
Có rất nhiều loại bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80% - 85% trong tất cả các loại ung thư cổ tử cung. Ngoài ra là các loại khác như: ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư mô tuyến, ung thư hạch bạch huyết, ung thư tuyến vảy, ung thư tuyến mô liên kết và u melanin. (*1)
2. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
- Nhiễm virus Papilloma ở người:Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài gây ra bởi loại virus nhóm papilloma,thường gọi là HPV ( Human Papilloma Virus). Hai chủng HPV gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung là chủng HPV 16 và HPV 18. Nhiễm HPV qua sinh hoạt tình dục đã gây ra những biến đổi ở tế bào cổ tử cung, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giai đoạn tiền ung thư.
Quá trình nhiễm HPV cho đến khi phát triển thành ung thư cổ tử cung có thể mất từ 10 - 15 năm. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng HPV có thể tự hết bởi cơ thể có khả năng kháng và miễn dịch. Về bản chất, HPV khi xâm nhập vào bên trong cổ tử cung, không trực tiếp tự gây ung thư. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền lâm sàng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ HPV phát triển thành tế bào ung thư là do hút thuốc lá, phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (dưới 16 tuổi), quan hệ với nhiều người hoặc người bị nhiễm các bệnh tình dục, dùng thuốc tránh thai kéo dài, sinh đẻ nhiều hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Một khi tình trạng nhiễm HPV đã phát triển thành ung thư thì sẽ nhanh chóng lan rộng và khó điều trị.
>>> Xem thêm: Ung thư cổ tử cung và những điều phía sau người bệnh
- Gen đóng một trong những yếu tố quan trọng không kém, là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung ngoài việc nhiễm HPV. Nếu một người có chị hoặc mẹ bị ung thư cổ tử cung thì có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.
- Lịch sử tình dục: Yếu tố tình dục được coi là nguyên nhân lớn góp phần với HPV gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung nếu đã từng có nhiều "đối tác" tình dục, có quan hệ tình dục trước 16 tuổi hoặc "đối tác" của bạn có quan hệ với phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, những phụ nữ có quan hệ tình dục không bảo vệ là những đối tượng dễ "tiếp xúc" với HPV, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao.
- Suy yếu hệ thống miễn dịch: Trong trường hợp hệ thống miễn dịch suy yếu, chị em phụ nữ có nguy cơ cao đối với việc phát triển các tổn thương ở cổ tử cung, về lâu dài tiến triển thành ung thư. Điều này cũng có nghĩa là người phụ nữ có HIV dương tính sẽ dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
- Hút thuốc:Những ai hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên và với số lượng nhiều, có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với các chị em khác.
-Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng:Ngoài ra, những phụ nữ với tình trạng kinh tế - xã hội thấp, chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng, ít trái cây và rau quả, khiến cơ thể thiếu chất dễ mắc phải ung thư cổ tử cung hơn.
- Không tầm soát ung thư: Không chỉ riêng đối với bệnh ung thư cổ tử cung, mà với hầu hết các căn bệnh ung thư khác. Mặc dù ung thư cổ tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi nhưng hầu hết đều không nhận ra nguy cơ này. Một số phụ nữ mặc dù tình trạng tài chính đủ điều kiện, chế độ dinh dưỡng tốt nhưng không thường xuyên tầm soát ung thư, do lười khám sức khoẻ định kỳ hoặc do tâm lý lo sợ. Khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, không được phát hiện và ngăn ngừa sớm, đến khi hình thành tế bào ung thư, nhận biết các triệu chứng ung thư cổ tử cung nghiêm trọng thì khôn thể điều trị kịp nữa. Tế bào ung thư khi phát tán sẽ nhanh chóng lây lan diện rộng và sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý vốn có thể xảy ra đối với bất cứ ai, bắt nguồn từ lối sống và liên quan đến các điều kiện y tế, tài chính xã hội cũng như ý thức trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và đời sống tình dục. Với những ai gặp trở ngại tâm lý về việc phải đổi diện với "bệnh nan y" có thể yên tâm, bởi với những tiến bộ của y học hiện đại, ung thư cổ tử cung dễ được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị các nguy cơ tiền lâm sàng.
Chú thích
(*) Theo Infographic bởi website của CDC - Trung tâm Kiếm soát & Phòng ngừa dịch bệnh (cdc.gov)
(*1) Theo ThS. BS. Lê Quang Thanh - Giám đốc BV Từ Dũ. Nguồn: WHO/ICO Information Centre on HPV and Cervical Cancer (HPV Information Centre) 2010.
Nguồn tham khảo
Hội ung thư Việt Mỹ, BV Từ Dũ, Sức khoẻ & Đời Sống
Cám ơn đã đọc bài viết!
>>> Xem thêm: Bài thuốc dân gian kì diệu hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung
3 chứng bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay
Ăn nhiều mì tôm có nguy cơ bị ung thư dạ dày
Phytosterol trong quả óc chó làm chậm tiến triển bệnh ung thư vú
Nấm lim xanh phương thuốc điều trị ung thư hiệu quả
Ăn gì tránh ung thư vòm họng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!