Dưới đây là vài con số "đáng nể" liên quan đến sức khỏe người cao tuổi vừa được các chuyên gia tạp chí sức khỏe cộng đồng (MIA) của chính phủ Ấn Độ cập nhật. Từ con số này, chúng ta có thể rút ra được nhiều bổ ích cho việc bảo vệ sức khỏe.
1. Theo số liệu thống kê, trên thế giới hiện có 483 triệu người trên 65tuổi và dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 974 triệu người, xấp xỉ 18% dân số toàn cầu.
2. Trung bình cứ 100 phụ nữ đạt tuổi trên 65 thì tỉ lệ này ở đàn ông chỉ có 72 người. Và cứ 100 phụ nữ đạt trên 85 tuổi thì tỉ lệ này ở đàn ông chỉ có 45.
3. Nhóm người trên 50 tuổi có thói quen dùng internet đang tăng nhanh hàng ngày. Theo số liệu thống kê có khoảng 50% người dùng internet thuộc nhóm trên 50 tuổi, riêng Mỹ chiếm tới 40% trong số này.
4. Tính đến 1/11/2005, tại Mỹ có 67.473 người đạt tuổi thọ 100 trở lên.
5. Có rất nhiều lợi thế từ việc kéo dài tuổi thọ. Ví dụ tuổi thọ cao giúp làm tăng hạnh phúc cho những người trong cuộc và gia đình họ. Người trong cuộc được trả nhiều chi phí phúc lợi hơn và chính các hãng bảo trợ cũng thu được nhiều lợi nhuận vì không phải trả chi phí cho y tế, nhất là chi phí chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo. Riêng tại Mỹ, hai nhóm bệnh ung thư và tim mạch nếu người trong cuộc kéo dài tuổi thọ thì chi phí cho hai căn bệnh này giảm tới 20% (khoảng 10.000 tỉ USD), tương đương trên 1 năm thu nhập GDP của Mỹ.
6. Theo sách kỷ lục Guinness thế giới (GWR) thì cụ bà người Pháp Jeanne Louise Calment là người thọ nhất thế giới xưa và nay với 122 năm 164 ngày. Cụ bà này sinh ngày 21/2/1875 và qua đời tại nhà dưỡng lão Arles miền Nam nước Pháp ngày 4/8/1997.
Jeanne Louise Calment là người thọ nhất thế giới xưa và nay
7. Tại Mỹ, nhóm người cao niên dùng khoảng 40% tổng các loại thuốc kê đơn trong khi đó họ chỉ chiếm khoảng 15% tổng dân số của cả nước.
8. Những người cao niên ngày càng dễ mắc bệnh cô đơn và trầm cảm nên có tỉ lệ quyên sinh rất cao. Năm 1997, tại Mỹ, 20% số vụ quyên sinh rơi vào nhóm người trên 65 tuổi.
9. Duy trì cuộc sống vận động năng luyện tập có thể làm chậm quá trình lão hóa, già nua. Ngoài ra, nó còn làm cho tâm trí con người minh mẫn, thể chất trẻ trung, khỏe mạnh và diện mạo hấp dẫn hơn. Theo một nghiên cứu dài kỳ công bố năm 1995 ở 9.777 đàn ông độ tuổi trên 20 - 80, các nhà khoa học phát hiện thấy những người đàn ông duy trì cuộc sống vận động, năng luyện tập thì tỉ lệ tử vong giảm tới 44% so với nhóm người duy trì cuộc sống tĩnh tại nằm nhiều, ngồi nhiều.
10. Luyện tập thường xuyên ở nhóm người cao tuổi còn có tác dụng hạn chế suy giảm tỉ trọng xương, giảm rủi ro gãy xương tăng cường cơ bắp và làm tăng quá trình điều phối các hoạt động của cơ thể.
11. Tại Mỹ chỉ có 5% số người trên 65 tuổi sống trong các nhà dưỡng lão, trong đó phụ nữ cao hơn đàn ông.
12. Cứ 5 người cao tuổi thì có 4 người (80%) phải đối mặt với ít nhất một bệnh mãn tính như rối loạn tim, viêm khớp, hoặc loãng xương. Nhóm người trên 75 tuổi có tỉ lệ phải đi khám bệnh cao gấp 3 lần so với những người ở độ tuổi 22 - 44.
13. Theo báo cáo của Cục điều tra dân số Liên bang Mỹ, 16,1% số người Mỹ trên 65 tuổi đang sống trong cảnh nghèo đói. Ước khoảng 10% số người cao tuổi là nạn nhân của tình trạng lạm dụng người cao tuổi, trong đó có các hành vi cố ý của người chăm sóc dẫn đến tổn thương về thể chất, tâm lý hoặc tình cảm.
14. Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), có tới 13% người Mỹ tuổi từ 60 tuổi trở lên mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Căn bệnh này đang có xu hướng “trẻ hóa”. Ví dụ, nhóm từ 60 - 64 tuổi mắc bệnh suy giảm trí nhớ tăng tới 44,7%, so với 37,8% nhóm người trên 85 tuổi. Dự kiến căn bệnh này sẽ trở thành “đại dịch” tại Mỹ vào năm 2050. Cũng theo CDC, tỉ lệ tử vong ở nhóm người cao niên Mỹ do bệnh suy giảm trí nhớ hiện nay là 33%.
Theo Khắc Nam
Nguồn:suckhoedoisong.vn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!