Vai trò của bố mẹ khi trẻ chơi thể thao

Làm mẹ - 05/21/2024

Hãy quan tâm, chia sẻ những thú vị cũng như khó khăn khi trẻ tham gia.

Nghiên cứu gần đây về ‘5 lý do hàng đầu khiến trẻ thích chơi thể thao’, thì câu trả lời ‘vì chơi thể thao rất vui’ thường đứng đầu danh sách, đứng ngay sau đó là câu trả lời ‘cảm thấy giỏi hơn khi chơi thể thao’.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp danh sách những việc cha mẹ nên và không nên làm để giúp trẻ yêu thích và học được những kỹ năng tuyệt vời khi chơi thể thao.

Vai trò của bố mẹ khi trẻ chơi thể thao

Bố mẹ nên:

- Đảm bảo việc chọn môn thể thao phải mang đến sự thích thú và an toàn cho trẻ. Nếu có thời gian, bạn hãy đến đó tìm hiểu trước khi cho trẻ tham gia một câu lạc bộ thể thao nào đó. Hãy gặp những giáo viên hướng dẫn ở câu lạc bộ và tham khảo các môn thể thao mà trẻ nhỏ thường thích chơi nhất. Từ đó, bạn có thể cùng trẻ lựa chọn môn thể thao phù hợp nhất.

- Hãy trao đổi với giáo viên hướng dẫn để họ có thể đánh giá sự phát triển kỹ năng của con bạn và biết được thời điểm nào con bạn sẵn sàng chơi thể thao nào.
- Chơi thể thao là cơ hội để trẻ được trải nghiệm, chứng tỏ bản thân và phát triển thể chất tốt cho trẻ, vì vậy hãy để con chơi hết mình.

- Luôn ủng hộ trẻ: Hãy quan tâm, chia sẻ những thú vị cũng như khó khăn khi trẻ tham gia. Như thế trẻ sẽ thấy được sự quan tâm của bạn, đồng thời trẻ cũng thấy sự an tâm hơn khi có người lớn bên cạnh.

- Hãy chơi cùng trẻ: Theo báo cáo thống kê mới đây của Canada, 70% trẻ có bố mẹ đang tham gia các hoạt động thể thao thấy thích thú khi được vui chơi cùng bố mẹ.

Vai trò của bố mẹ khi trẻ chơi thể thao

Bố mẹ không nên:

- Không ép trẻ chơi: Hãy để trẻ tự quyết định có hay không tham gia các môn thể thao, nếu điều đó làm trẻ thấy thoải mái và vui vẻ.

- Khi con tham gia chơi thể thao, đừng bắt trẻ chơi một môn cụ thể nào. Hãy để con được lựa chọn môn trẻ yêu thích và có khả năng vượt trội.

- Đừng gắn bó với một môn thể thao duy nhất: Khoa học đã chứng minh, trẻ em cần phải phát triển như một vận động viên toàn diện trước khi được huấn luyện chuyên biệt một môn thể thao. Bằng cách tham gia nhiều môn thể thao, trẻ  sẽ phát triển nhiều kỹ năng vận động, tránh tổn thương và không cảm thấy buồn chán.

- Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác: Nhận thức, kỹ năng và năng khiếu… trong các hoạt động xã hội, vui chơi của mỗi trẻ một khác. Hãy để trẻ được tự do chơi những môn thể thao yêu thích mà không bị bố mẹ so sánh với trẻ khác. Đừng đem trẻ khác ra để so sánh với con bạn, như vậy sẽ làm trẻ mất vui và mất tự tin khi chơi bất cứ môn thể thao nào.

- Không nên vội vã: Hãy trao cơ hội, trẻ sẽ học được cách di chuyển và những kỹ năng thể thao cũng như dần dần phát triển các bộ phận cơ thể.  Khoảng 5 tuổi, trẻ sẽ học được những kỹ năng vận động cơ bản và khi 6 tuổi, trẻ đã có thể đăng ký tham gia thi đấu các giải thể thao. Nhưng luôn nhắc trẻ rằng, tham gia thể thao để vui và rèn luyện thể chất chứ không phải cạnh tranh.

- Đừng gắn bó trên kết quả: Trẻ khi chơi thể thao có thể và sẽ cạnh tranh, ganh đua với những đứa trẻ khác nhưng chúng không quan tâm đến việc thắng hay thua. Trẻ chơi thể thao vì chúng thấy vui vẻ, chúng có thể học được những kỹ năng mới và dành nhiều thời gian chơi với bạn.

Ảnh minh họa: Internet

Thùy Chi (Theo AFL)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!