Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến, đây là một bệnh lành tính dễ điều trị nhưng không vì thế mà thờ ơ không điều trị bệnh bởi nếu không cẩn thận, bệnh sẽ tái phát đi tái phát lại nhiều lần trở thành mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé sau này.
Bệnh viêm thanh quản cấp tính ở trẻ có mấy mức độ?
Bệnh viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em được biết đến là một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Thường gặp phải ở trẻ dưới 6 tuổi do khi đó, đường thở của trẻ còn nhỏ nên khi có một tác động nào đó dễ bị viêm sưng. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ, ở mỗi cấp độ bệnh lại biểu hiện triệu chứng khác nhau:
Ở mức độ nhẹ: Trẻ thường có các triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng...
Mức độ trung bình: Trẻ có các triệu chứng như mức độ 1, bên cạnh đó, khi ngủ trẻ thở khò khè, thở rít, hơi thở không đều.
Mức độ nặng:Trẻ có cảm giác khó thở, mất giọng, thở rít mạnh, lên cơn tím tái.
Ở bất cứ mức độ nào khi thấy trẻ có triệu chứng các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi bệnh viện để khám và điều trị sớm. Trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản cấp tính mắc độ nặng gây tắc nghẽn hô hấp nếu không biết cách xử lý có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
>>> Xem thêm: Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Trẻ còn nhỏ nên thanh quản rất nhạy cảm, rất dễ nhiễm bệnh dù chỉ có một tác động nhỏ.
Bệnh viêm thanh quản cấp tính có dễ tái phát không?
Theo một số chuyên gia, bệnh viêm thanh quản cấp thường kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày sau đó thuyên giảm dần nếu được điều trị đúng cách. Còn trong trường hợp để bệnh nặng có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản hay viêm phổi.
Viêm thanh quản cấp tính là một bệnh dễ tái phát chính vì vậy khi trẻ có các biểu hiện, triệu chứng khác thường về đường hô hấp thì phụ huynh nên đưa con em mình đến bệnh viện khám và điều trị. Đồng thời khi bệnh đã khỏi thì cha mẹ cũng nên tìm biện pháp phòng ngừa, chăm sóc đảm bảo cho bé không bị tái phát lại bệnh nữa.
>>> Xem thêm: Cách điều trị viêm thanh quản bằng giá đỗ có thể bạn chưa biết
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
Việc phòng ngừa bệnh không bao giờ là thừa chính vì vậy để đảm bảo sự ổn định và phát triển ở trẻ các bậc phụ huynh cần xem xét những biện pháp sau:
Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, nấm mốc và thuốc lá... thường xuyên.
Hạn chế để trẻ gào khóc, la hét quá lớn tránh làm ảnh hưởng đến thanh quản
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường có độ ẩm không khí thấp để trẻ không bị khô họng.
Cho trẻ uống nước hay sữa nhiều để đảm bảo cổ họng luôn được ẩm hoạt động trơn tru hơn.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé đặc biệt cho trẻ ăn nhiều rau củ và hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại bệnh tật.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh để tránh lây do trong những nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản có virus gây ra.
Với những trẻ bị viêm thanh quản
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện để điều trị bệnh sớm,
Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ nghỉ ngơi, đồng thời hạn chế cho trẻ nói chuyện với những trẻ khác.
Cho trẻ uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm.
Cho trẻ ăn thực phẩm mềm, loãng để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn có chứa gia vị gây kích thích như tiêu, ớt.
- Giữ ấm cho trẻ, dạy trẻ không được khạc nhổ bừa bãi.
Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em nếu không được chăm sóc và điều trị đúng lúc thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các bậc phụ huy nên trang bị cho mình những thông tin về cách phòng tránh bệnh cũng như điều trị sao cho hiệu quả để tránh bệnh tái phát gây nguy hiểm cho trẻ.
>>> Xem thêm: Viêm thanh quản kiêng ăn gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!